Đối với những người theo đạo Phật thì ngày lễ lớn nhất của các Phật tử chính là lễ Phật Đản. Hầu hết người Việt ai cũng đã nghe danh về đại lễ này bởi vì đây chính là ngày mà Phật Thích Ca Mâu Mâu Ni ra đời. Tuy nhiên, sự tích liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni là gì thì không phải ai cũng rõ? Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai thường bị nhầm lẫn là cùng một người. Chính vì lẽ đó, để giúp bạn đọc hiểu hơn về vị Phật thích ca thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp lời giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.
Sự tích cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni
Theo như những gì thuộc sử sách ghi lại thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là người đã có một khoảng thời gian từng sống trên trái đất và cũng chính là Người đã sáng lập ra Phật Giáo. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn Phật Thích Ca Mâu Ni với những vị Phật khác có nét tương tự như trong Phật Giáo cũng như có rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sự tích toàn bộ cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Vậy chính xác thì Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Có rất nhiều người vẫn không hề biết được một sự thật rằng Phật Thích Ca mà chúng ta đang nhắc đến đó còn có một tên gọi khác chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni còn có một tên thường gọi khác nữa mà đa số người Việt ta vẫn thường có thói quen gọi đó chính là: Phật Tổ hay Phật Như Lại, Phật Tổ Như Lai hay cũng được gọi là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Trong đó thì Phật Như Lai cũng chính là một danh hiệu thường xuyên được gọi nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật Thích Ca Mâu Ni chính là Thái Tử Tất Đạt Đa. Đây vốn là người có xuất thân cao quý nhất trong triều đại lúc bấy giờ. Thái Tử sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya, ngày nay thì vương quốc này vốn thuộc địa phận của đất nước Ấn Độ. Ngài cũng chính là người đã tự giác ngộ được ra những chân lý của bản thân, ngài đã thoát khỏi tất thảy những quy luật sinh tử luân hồi chuyển kiếp. Đồng thời, cũng chính Ngài là người đã truyền bá tất thảy những kiến thức cũng như triết lý ấy cho tất cả những con người ở trần gian để giúp họ có thể thoát khỏi được khổ đau trần thế.
Những lời dạy xuất phát từ Đức Phật Thích Ca mang trong mình nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Cho dù có trải qua bao nhiêu quãng thời gian, có được học qua bao nhiêu bài giảng về cuộc đời cũng như giới luật thì tất cả những giá trị mà Ngài đã truyền dạy vẫn còn nguyên giá trị to lớn cho đến tận ngày hôm nay.
Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni
Hình ảnh Phật được khắc hoạ rõ ràng nhất theo từng phong cách khác nhau tuỳ theo từng loại hình văn hoá cũng như từng loại hình phong cách của những đất nước có du nhập Phật Giáo vào trong hệ thống của mình. Chẳng hạn như ở Việt Nam thì Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc hoạ đậm nét nhất với hình dang mang đậm phong cách chất Á Đông, Ngài có một khuôn mặt hiền từ, bên ngoài là bộ quần áo sặc sỡ. Còn riêng đối với tượng của Ngài ở Thái Lan, Miến Điện thì người dân nơi đây lại khắc họa hình ảnh Đức Phật lại vô cùng giản dị. Ngài chỉ mặc vỏn vẹn áo 3 y với chân trần khất thực mà thôi.
Phật Thích Ca và Phật Tổ có phải là một?
Với những thông tin được cung cấp phía trên thì nếu như bạn đang có thắc mắc rằng Phật Thích Ca có phải là Phật Tổ thì câu trả lời của chúng tôi đó chính là một người. Phật Tổ cũng chính là một danh xưng khác của Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Tổ Như Lai là cái tên được nhắc đến khá nhiều. Trong đó, chữ “Như Lai” vốn được dịch ra từ chữ “ Tathagata” phổ biến trong tiếng Phạn. “Như” hay còn được gọi là “Như Thục” hay được gọi “Chân Như”, chữ Như dùng để ám chỉ một chân lý tuyệt đối, bất diệt, một chân tướng của sự thật hay một bản thể của vũ trụ vạn hữu không có sự thay đổi bất biến. “Lai” còn có một mặt nghĩa khác là biểu thị của chữ đến.
Khi kết hợp lại, ta được “Như Lai”, Như Lai ám chỉ những con người đến và xuất hiện dựa trên những con đường thực sự rất chân thực, họ chính là những người có thể thấy rõ được chân lý cũng như họ luôn luôn theo con đường chính đạo đúng đắn để có thể đến được chính xác đích đến của mình. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một trong số những người đã tiên phong, đã đến bằng cách thức như vậy nên Người mới được gọi là “Như Lai”.
Nơi sinh thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Dựa theo ghi chép trong tài liệu của Phật giáo thì Đức Phật Thích Ca vốn sinh ra ở khu vực tiểu vương Quốc Sakya ngày nay thuộc địa phận của đất nước Ấn Độ. Ngài vốn chính là vị Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Sau này, khi trở thành Đức Phật, Ngài mới được chính thức sinh ra tại khu vườn Lâm thuộc địa phận ở chính giữa thủ đô Ca Tỳ Vệ, nơi đây chính là một địa phận nhỏ thuộc vương quốc nằm ngay dưới chân dãy núi Hy Mã Lập Sơn của Ấn Độ
Cha của vị hoàng tử này vốn là vua của bộ tộc Thích Ca. Các tu sĩ Ấn Độ tiên tri rằng vào thời điểm mười hai năm trước khi vị vua này ra đời, ngày sẽ trở thành một vị vua vĩ đại hoặc ít nhất thì Ngài cũng sẽ là một nhà hiền triết lẫy lừng của thế giới loài người. Đức Vua nghe thấy vậy thì không hài lòng, Ngài không muốn con mình là tu sĩ, chính vì lẽ đó mà Vua đã giữ hoàng tử trong cung điện để được các tu sĩ Bà La Môn dạy học.
Thái tử được nuôi dưỡng trong sự giáo dục đầy đủ, Ngài được học cả cưỡi ngựa hay bắn cung, đánh kiếm hay đánh vật, bơi lội. Cho đến tuổi trưởng thành, Thái tử mới chính thức cử hành hôn lễ với công chúa Gia Du Đà La và hai người sinh được một cậu con trai.
Tuy nhiên. dù cho Ngài được sống một cuộc sống nhung lụa xa hoa, ngài được hưởng thụ nhiều vinh hoa phú quý nhưng sâu trong thâm tâm, vị Thái Tử này đã từ bỏ tất cả mọi thứ mà ngài có được để đi tìm chính đạo nhằm mục đích cứu khổ cứu nạn cho nhân gian và đồng thời cũng chính Ngài là người sáng lập nên Phật giáo ngày nay.
Đây chính là nguồn gốc ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni, còn nếu như chúng ta muốn nói về ngày sinh thì Đức Phật vốn sinh ngày 8/ 4 Âm Lịch vào năm 624. Cho đến thời điểm trở về sau, khi đại hội Phật Giáo Thế Giới bắt đầu được đổi và từ đó, chúng ta tiến hành tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào đúng ngày 15/4 âm lịch hằng năm.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời thế nào?
Nếu như để nói về sự ra đời thì sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ có rất nhiều điều thú vị cần bàn đến. Theo tương truyền, vào đúng ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 trước công nguyên, Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời. Trước khi hoàng hậu Maha Maya hạ sinh thái tử thì bà đã mơ thấy xuất hiện từ một ngọn núi vàng là hình ảnh một con bạch tượng từ đâu hiện ra, con bạch tượng này tặng cho bà một đoá hoa sen trắng.
Cho đến khi tỉnh giấc, hoàng hậu đã thuật lại với Đức Vua và nhà Vua đã tiến hành triệu tập toàn bộ các nhà hiền triết học. Họ cho rằng đây chính là một điềm báo hiệu chứng minh rằng đứa trẻ chắc chắn khi sinh ra sẽ là một vĩ nhân.
Và điều này hoàn toàn chính xác khi vừa mới sinh ra thì Tất Đạt Đa đã có thể biết đi. Mỗi bước đi của Tất Đạt Ma đều nở rộ một bông hoa sen trắng muốt. Vào chính giây phút Ngài xuất hiện thì tất cả vạn vật trên thế gian cũng có sự thay đổi một cách kỳ lạ. Cả bầu trời và toàn bộ thế gian như được bao phủ bởi những ánh sang hào quang vô cùng rực rỡ. Con người trên nhân gian cùng nhau sinh sống trong bầu không khí luôn luôn bình yên và hạnh phúc.
Ngay khi nhận thấy điều kỳ lạ, đức vua đã nhanh chóng đi tìm những đạo sư giỏi nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất trong cả nước để có thể cầu phúc cũng như cầu để xem tướng cho con trai của mình. Một hôm nọ, có một vị đạo sư từ vùng Hy Mã Lạp Sơn bày tỏ mong muốn được gặp thái tử. Ông đã bói sau này nhất định thái tử sẽ đi theo con đường tu hành và đắc đạo thành công.
Phật Thích Ca liệu có thật không?
Câu trả lời chắc chắn là có, người cũng chính là nhân vật có thật, là người trần mắt thịt tương tự như chúng ta vậy. Chứ không phải người là thần thánh hay một nhân vật hư cấu mà nhiều người vẫn thường xuyên hiểu lầm.
Phật Thích Ca chính là là vị Phật hoàn toàn có thật trong lịch sử nhân loại. Và Ngài cũng chính là vị Phật đầu tiên xuất hiện. Ngài ra đời vào năm 624, cũng chính thời điểm đó, ngài có thể nhìn thấu được cảnh đời “sinh lão bệnh tử”. Ngài hiểu được sự thanh thản khi ra đi của các vị tu sĩ nên cuối cùng, ngài đã quyết tâm dấn thân vào con đường tu hành của mình. Sau khi đã trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Cuối cùng, Ngài cũng đã tu thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên bắt đầu xuất hiện để đặt nền tảng cho Phật Giáo trở về sau.
Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà
Rất nhiều người Việt ta có sự nhầm lẫn giữa Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà. Chúng ta đều coi cả 2 người họ chính là một vị Phật. Nhưng về thực chất, đây vốn dĩ là 2 vị Phật hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong khi Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật hoàn toàn có thực trong lịch sử và đồng thời cũng là người sáng lập nên Phật Giáo thì Đức Phật A Di Đà chỉ là một nhân vật tương truyền được xuất hiện trong kinh của Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn chính là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà. Ngài là người thật, đã từng sống và cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho Phật Giáo. Người dân nơi đây còn gọi Ngài là Phật Tổ. Còn riêng đối với Phật A Di Đà thì Người chính là vị Phật được nhiều người dân tôn thờ nhất trong thuyết Phật Giáo Đại Thừa. Phật A Di Đà đồng thời cũng là chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Tên của Ngài đồng nghĩa với cụm Vô Lượng Thọ, nó có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ngài cũng chính là Vô Lượng Quang, hay còn được gọi là ánh sáng vô lượng.
Đức Phật thành đạo
Ngày Đức Phật thành đạo
Theo quan niệm từ thuyết Phật Giáo ở khu vực miền bắc, ngày Đức Phật thành đạo bắt đầu diễn ra vào 8 /12 Âm lịch mỗi năm. Còn theo Phật Giáo từ khu vực miền nam, ngày Phật thành đạo sẽ bắt đầu diễn ra vào đúng ngày trăng tròn của tháng Vesak. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng này chính là được mặc định vào đúng ngày 8/12 Âm lịch. Sự kiện này đã mang tính phổ quát và đồng thời trở nên phổ biến trong truyền thống Phật giáo ngày nay.
Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo
Vậy bạn có biết được ngày Đức Phật thành đạo mang đến ý nghĩa như thế nào không? Theo lớp nghĩa thông thường mà chúng ta hay thấy thì đạo ở đây chính là con đường. Đạo cũng được biết đến như những quy tắc, hay những nguyên tắc được thiết lập ra để con người phải tuân theo.
Nếu như trong tôn giáo, đạo vừa đóng vai trò là một tổ chức, vừa đóng vai trò là nội dung thì giáo hội chính là người truyền bá và hướng dẫn môn đồ tu hành. Ngoài ra, ngay chính trong bài học đầu tiên thì Đức Phật cũng đã truyền dạy cho người đời chính Tứ diệu đế, Đạo đế. Chính vì lẽ đó mà đạo là phương pháp tu dưỡng cực kỳ chân chính, mang đến hiệu quả rõ nét nhất để đưa các hành giả hiện tại đến cảnh giới an lạc nhất.
Một khi đã hiểu được ý nghĩa này, chúng ta khi đó mới có thể dễ dàng và nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của ngày Đức Phật thành đạo. Ngày Đức Phật thành đạo chính là một cột mốc có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nhân loại. Đức Phật đã dẹp tan Ma quân, Ngài đã tạo ra cánh cửa bất tử cho tất cả nhân loại và Ngài cũng đã khẳng định mọi chúng sinh đều có cơ sở để giác ngộ, giải thoát.
Sau những tháng ngày học hành vất vả, chịu mọi khó khăn nơi rừng già, Ngài đã lĩnh hội kiến thức ở các tiên nhân vô cùng nổi tiếng chẳng hạn như Kalama, Ramaputta và đồng thời ngài cũng đã đạt đến mức độ tâm linh được như các vị sư nổi tiếng ấy.
Ngày Đức Phật thành đạo là thời điểm thích hợp để cho các tăng ni biết rõ về cuộc đời tu đạo của Đức Phật. Giúp họ nhận thức được con đường gian nan mà Đức Phật đã vượt qua để từ đó có thể dễ dàng thoát khỏi tất thảy những sự si mê, ái, dục, muội để cuối cùng thì ngài cũng tìm được cho chính bản thân mình một con đường trung đạo giúp con người nhanh chóng tìm thấy được cho mình sự an lạc trong tâm.
Lễ Phật thành đạo
Tại Việt Nam, ngày lễ Phật thành đạo thường được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, kết hợp với nhiều hoạt động văn hóa vô cùng nhiều ý nghĩa, đồng thời cũng là dịp tổ chức các nghi lễ quy mô lớn để cầu cho quốc thái dân an, quốc thái dân an. Chúng ta nhớ một buổi lễ mà Đức Phật theo cha đến lễ tạ điền. Thấy bác nông dân luống cuống, dế bay, chim lên bờ kiếm ăn.
Đau khổ của muôn loài là sự sống của loài này và sự chết của loài khác. Cuộc sống của loài này một ngày là cái chết của nhiều loài khác. Vậy có phải tất cả chúng sinh đang sống trong đau khổ không? Nhìn lại, bạn sẽ thấy bao nhiêu con vật đã phải hy sinh mỗi ngày để giữ cho mình khỏe mạnh trước khi trở thành một nhà sư. Cũng như đêm ngồi thiền nghe tiếng lợn kêu cộc cộc, hôm nay được ăn ngon, đêm ấy phải hy sinh bao nhiêu! Rõ ràng, cuộc đời của một người phải được thay thế bằng cuộc sống của người khác. Vì vậy, cần phải nói rằng, cuộc sống và đau khổ là điều không thể chối cãi.
Như vậy, chuyện đức Phật đi tu không phải ngẫu nhiên, mà chính là bởi vì đức phật có nhiều động cơ cũng như sức mạnh để có thể thúc đẩy Ngài hoàn thành được điều đó. Động cơ từ nỗi khổ của con người. Đức Phật đi tu để mục đích cuối cùng tìm ra được con đường chính đạo nhất để nhanh chóng giải thoát cho bản thân mình khổ đau triền miên của một kiếp người. Không phải Ngài đi tu là một sự ngẫu nhiên hay ngài đi tu chỉ bởi do sự sắp đặt của hoàn cảnh.
Thánh tích của Phật Thích Ca
Đối với tín đồ Phật giáo mà nói, có 4 thánh tích gắn liền với cuộc đời Phật Thích Ca. Đó chính là Bodh Gaya (tiếng Việt vốn được dịch ra là Bồ Đề Đạo Tràng), đây chính là địa điểm mà Phật Thích Ca thành đạo và cũng trở thành nơi quan trọng nhất mà ngài từng biết. Ngoài ra, chúng ta còn có còn 3 nơi khác liên quan đến Phật thích ca đó chính là:
Kushinagar: Địa điểm mà Phật nhập niết bàn. Qua các khai quật từ các nhà khảo cổ thì người ta đã phát hiện được nhiều mảnh vỡ liên quan đến các tượng Phật đồng thời có sự xuất hiện của các cột trụ được xây dựng bởi nhà vua. Nơi này ngày nay thuộc về địa phận của Kasia, vốn thuộc về tỉnh Deoria nằm trong bang Uttar Pradesh.
Lumbini: Địa điểm nơi mà Phật đản sinh ra. Vào những năm trước đây, người ta không thể nào tìm kiếm được địa danh này, Thậm chí nhiều người còn xem như huyền thoại. Mãi cho đến ngày 1/12/1886, một nhà khảo cổ học người Đức tên là Alois A. Fuhrer mới bắt đầu phát hiện và tìm thấy cột tháp từng là vị trí trước kia của vua Asoka xác nhận chính xác rằng đây vốn là nơi ra đời và nơi lớn lên của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Sarnath: Địa điểm nơi Phật tham gia thuyết pháp lần đầu tiên. Những di tích này vốn dĩ còn sót lại chính là địa danh thuộc tháp Dhamekh, nơi vốn được xây dựng vào triều đại Gupta thuộc thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết có liên quan đến Phật Thích Ca, lịch sử ra đời cũng như những điển tích liên quan đến Người. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ bổ trợ thêm vào vốn kiến thức Phật giáo của bạn đọc.