Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến hai từ “niết bàn” khi đi tìm hiểu về Phật Giáo. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu hết nghĩa hai từ “niết bàn” và “cõi niết bàn” là gì?
Theo như kinh Phật: “Tinh túy đạo Phật đọng lại chỉ là cõi niết bàn”. Vậy liệu “cõi niết bàn” ở đây có phải để chỉ một nơi con người có thể sinh sống như trái đất hay đó chỉ đơn thuần là một phạm trù trừu tượng trong Phật giáo?
Để giải đáp những câu hỏi trên chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm hai từ “niết bàn” trong Phật Giáo nhé!
“Cõi Niết Bàn” Là Gì?
Có rất nhiều quan điểm theo nói về “niết bàn”, theo như tâm lý học thì niết bàn được định nghĩa là xóa bỏ bản ngã.
Còn theo quan điểm đạo đức thì niết bàn có nghĩa là diệt tham – sân – si. Theo nghĩa đen niết bàn là sự không trói buộc.
Các Phật tử giác ngộ hai từ đó là cảnh giới thoát tục của các bậc cao nhân chứng ngộ, đắc đạo.
Vậy ta có thể hiểu niết bàn là điều đối ngược với cảnh giới phàm tục trần thế- nơi con người chưa đạt được giải thoát.
Khi vướng phải thế tục con người chìm đắm trong ngụ mị ham muốn bản năng để rồi chịu những khổ não, bệnh tật .
Cũng vì lẽ đó mà Niết-bàn còn được hiểu là cảnh không còn sự đau khổ thế tục, bi thương, bệnh tật,…
Đó là nơi trái ngược hoàn toàn với cõi trần thế này. Theo Phật giáo thì khái niệm niết bàn dùng để chỉ về một trạng thái lý tưởng, ở nơi đó linh hồn đã được thoát khỏi vòng luân hồi, sự chết và tái sinh.
Niết bàn là cõi tồn tại có thể đạt được sau khi xa lìa cõi trần thế như Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ và ngay dưới cây bồ đề Ngài đã niết bàn thoát khỏi trần tục.
Trên thực tế, không ai trên thế giới này có thể đi vào cõi niết bàn ngoại trừ những bậc hiền triết đã giác ngộ.
Đối với các bậc thánh nhân chứng ngộ, các Ngài cũng cực kỳ hạn chế và hiếm khi bàn luận về cõi niết bàn.
Các quan điểm về Niết bàn
Niết bàn theo phiên âm tiếng Sanskrit đọc là Nirvana và theo phiên âm tiếng Pali gọi là Nibhana. Nhưng phổ biến nhất vẫn là cách đọc Nirvana.
Các nhà nghiên cứu Phật giáo thường sử dụng chiết tự chữ của Sanskrit để luận giải khi tìm hiểu nghiên cứu về Niết bàn.
Theo học giả Đoàn Trung – một người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực phật pháp – luận rằng: Nir hay gọi là “Niết” có nghĩa là rời khỏi, li khai,giải thoát.
Còn vân hay còn được gọi là” Bàn” có thể hiểu là chốn tăm tối, u mê, bể khổ trầm luân.
Vậy có thể hiểu rằng khái niệm Niết bàn dùng để nói về cõi thiêng liêng – nơi con người giải thoát khỏi mọi dơ bẩn, mụ mị ô nhục của vạn kiếp luân hồi.
Cõi “Niết Bàn” là nơi hướng tới sự trong sạch, thanh khiết về cả tâm hồn lẫn xác thịt con người.
Mặc dù các cách giải thích không giống nhau, nhưng chúng đều có ý nghĩa cơ bản: Niết bàn là đoạn trừ loại bỏ dục vọng, dứt bỏ nghiệp báo luân hồi vạn kiếp, thanh tịnh tuyệt đối.
Là nơi có sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian trong sâu thẳm tâm tính của con người.
Điều này khác hoàn toàn với định nghĩa của Thiên Chúa giáo khi cho rằng Niết bàn là một cõi cực lạc như thiên đường.
Theo quan điểm Phật pháp thì Niết bàn không phải là thiên đường cực lạc mà là một trạng thái tâm thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, thoát khỏi ái dục, xoá bỏ vô minh, buông bỏ mọi khổ đau, phiền não của trần thế bi ai.
Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng con người được cấu tạo bởi hai phần: phần xác thịt và phần hồn phách; phần thân thể chỉ có thể tồn tại tạm thời khi ta chết đi thì thân xác cũng trở về cát bụi. Còn phần hồn là cái vĩnh cửu khi thoát khỏi thân xác thì linh hồn phải đi đến một nơi đầu thai để tiếp tục cuộc sống mới vào một thân xác khác.
Không giống các Tôn giáo khác cho rằng sự giải thoát là đi đến Thiên đường hay trở về với Chúa, mà đích của sự giải thoát trong Phật giáo là sự tận diệt của những ham muốn dục vọng tầm thường thoát khỏi sự u tối lầm than của kiếp người để đi tới cõi Niết bàn.
Bản chất của Niết bàn
Đức Phật từng nói Niết Bàn là một thứ không sinh, không trưởng thành và không có giới hạn. Không có ngôn từ nào có thể mô tả, diễn thuyết đầy đủ được hết về phạm trù Niết bàn.
Bởi Niết bàn không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc mà là sự vô tận.Vậy Niết bàn có ở đâu? Chẳng phải ở nơi tận cùng thế giới đâu xa, mà Đức Phật đã dạy rằng Niết bàn tồn tại ngay trong thâm tâm của mỗi con người.
Chúng ta chỉ thấy được Niết bàn khi đã hiểu sâu về đạo lý của kiếp người, thoát khỏi vô minh, giác ngộ quy luật vô thường nơi trần thế.
Vì vậy, thực chất Niết Bàn chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Chỉ khi hiểu rõ bản chất nhân thế là huyễn, thì mới giác ngộ được chân lý thoát khỏi “huyễn”.
Có mấy thể Niết Bàn?
Thực chất Niết Bàn chỉ có một, để cho chúng sinh được hiểu rõ về Niết Bàn Đức Phật đã phân thành ra 4 gồm:
- Đầu tiên là Bổn lại tự tánh Thanh tịnh Niết Bàn có nghĩa chỉ căn bản của các pháp vốn thanh tịnh, không có sanh cũng không có diệt mà vắng lặng như trong hư không.
- Thứ hai là Hữu dư y Niết Bàn được hiểu rằng đã ra khỏi phiền não chướng. Tuy còn ít khổ chưa đoạn hết, nhưng nghiệp phần nào đã nhẹ nhàng. Đây là Niết bàn có thể đạt được khi sống tu tâm tích đức, là đích hướng tới tu tập của mỗi người theo Phật pháp. Đặc điểm của niết bàn Hữu Dư Y là con người sẽ bị chi phối bởi đời sống thực tại như mối quan hệ người với người, trải qua sinh-lão-bệnh-tử,…không thể tránh khỏi.
- Thứ ba là Vô dư y Niết Bàn. Vô y Niết bàn nghĩa là đã thoát khỏi phiền não, dứt sanh dứt tử, dư báo cũng tận, khổ ải bi ai hằng diệt . Đây là loại Niết bàn sẽ đạt đến khi tiếp tục tu hành rèn luyện cho dù thân xác đã mất đi .Bởi vậy mà Niết Bàn Vô Dư Y thường là cõi mà các vị chư Phật, Bồ Tát đã tu thành chánh quả làm được. Khi tu đến Niết bàn này thì bản thể sẽ không còn bị ràng buộc bởi bụi trần thoát khỏi tham sân si, khổ ải nơi trần gian.
- Cuối cùng là Vô trụ xứ Niết Bàn: đây là cõi được cho rằng là không còn sở tri chướng, trí bát nhã, lòng đại từ xuất hiện hoàn toàn không còn trụ sanh tử.
Đức Phật đã khẳng định rằng tâm người còn vướng mắc tham ái, dục lạc thì không thể chứng nghiệm được Niết Bàn.
Niết Bàn là “hạnh phúc tối thượng” không phải là thứ hạnh phúc tầm thường mà nhân loại thường cảm chứng trong nhân thế.
Nguồn gốc của niết bàn
Thuật ngữ Niết bàn xuất phát từ Ấn Độ giáo- nơi có nền tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, là cái nôi của Phật Giáo.
Khái niệm Niết bàn được ghi nhận trở nên phổ biến ở các tôn giáo trong cả Đạo Hindu lẫn Phật giáo, nhưng mỗi tôn giáo đều có cái nhìn nhận rất khác nhau về nó.
Việc tìm ra điểm khác nhau giữa các khái niệm Niết bàn là một cách hay để tìm hiểu một số khác biệt giữa các tôn giáo này.
Mặc dù hiện nay thuật ngữ Niết bàn thường gắn liền với Phật giáo. Nhưng thực chất nó được sinh ra từ Ấn Độ giáo vào thế kỷ thứ 5 SCN.
Với khởi đầu như một phong trào trong đạo Hindu, xuất phát từ triết học và cuộc sống của Thái Tử Tất Đạt Đa cuối cùng tách ra để hình thành nên con đường phát triển riêng của nó.
Muốn tìm hiểu sâu về thuật ngữ Niết bàn thì chúng ta cần đi tìm hiểu về người tạo ra nó- ông tổ của đạo Phật. Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama), hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (“người thức tỉnh”).
Ông vốn xuất thân là một vị Thái tử Hoàng tộc Cồ-Đàm (Gautama) của Tiểu quốc Thích-ca (Shakya) ở vùng Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) khoảng năm 563 TCN ở Nepal .
Tuy nhiên, ông đã sớm rũ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý phàm tục để lên đường đi tìm chánh đạo đích thực.
Sau khi từ bỏ ngôi vị Thái tử, ông theo con đường tu hành như một nhà khổ hạnh lang thang, vô gia cư và dành hầu hết thời gian cho thiền định.
Con đường mà ban đầu ông lựa chọn là tách rời hoàn toàn bản thân khỏi thế giới, vươn tới sự đối nghịch của cuộc sống sung sướng trước kia từ đó hy vọng tìm được sự giác ngộ bằng con đường tu hành khổ hạnh để hiểu cuộc sống lầm than mà sinh linh vạn vật đang chịu.
Sau một thời gian tu khổ hạnh nhưng vẫn chưa giác ngộ được chân lý. Ông nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục trên con đường đó thì ông sẽ chết trước khi giác ngộ được chính đạo.
Vì vậy, ông đã nhìn thấy sai lầm từ con đường tu hạnh cũ và quyết định tìm ra một con đường mới là con đường trung đạo.
Tu hành giữa cuộc sống giữa sang trọng và nghèo khổ, cuộc sống giữa thỏa mãn và hành xác để hiểu sâu cách thức mà vạn vật vận hành trong sinh giới.
Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại cùng sử liệu, thì sau khi Tất Đạt Đa đi theo con đường này, cuối cùng ông đã đạt được giác ngộ trở thành Phật toàn giác, là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni),là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sau khoảng thời gian 6 năm tu đạo.
Ông đã giác ngộ được chính pháp ở tuổi 35 và dành phần đời còn lại cuộc đời mình cho việc truyền bá, thuyết giáo các giáo lý Phật pháp ở những khu vực miền Đông và miền Nam thuộc Ấn Độ và thành lập tăng đoàn truyền giáo.
Theo các Phật tử, ông đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, ở một trạng thái hoàn toàn giải thoát khỏi khổ đau của cuộc sống.
Ý Nghĩa Của Niết Bàn Trong Phật Pháp?
Ý nghĩa của Niết Bàn chính là loại bỏ dục vọng, dứt bỏ nghiệp báo luân hồi, là sự thanh tịnh tuyệt đối.
Một nghĩa trừu tượng hơn của Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của cả không gian và thời gian trong toàn cõi tâm linh sâu trong của nhân loại.
Theo đạo Phật, từ sự quan sát cách thức vạn vật vận hành. Ta có thể bàn luận và giải thích về thuyết Niết bàn.
Tất cả vạn vật có cách thức hiện hữu là khác nhau, đôi khi có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Cách thức vận động của thế giới là sự đấu tranh mâu thuẫn và thống nhất.
Mọi mâu thuẫn, đấu tranh, trở ngại và nhầm lẫn của chúng ta sẽ được chuyển sang sự bình tĩnh, không có ảo ảnh bởi Niết Bàn.
Khi đạt đến Niết Bàn con người sẽ rũ bỏ được thế tục ,dứt bỏ nghiệp báo, thoát khỏi vòng quy luật sinh tử luân hồi, khai sáng mà tránh xa u tối loại bỏ được tâm tham sân si dục vọng từ đó cũng mặc nhiên giải thoát bản thân khỏi phiền não trần thế.
Chẳng phải là cõi cực lạc có vị trí, có không gian và thời gian giống Thiên đường của Thiên Chúa giáo.
Theo quan điểm Phật giáo thì Niết Bàn chính là cõi mà người bậc hiền triết đạt đến khi có một trạng thái tâm linh thanh tịnh, sáng suốt, không vọng động, dứt nghiệp chướng, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh và thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não.
Niết Bàn Ở Ngay Trong Hiện Tại
Mỗi chúng ta đều có thể đạt đến Niết Bàn nếu thực hành tu hành theo Phật pháp thì có thể chúng ta sẽ đạt tới Niết Bàn trong khi còn sống.
Giáo lý Đức Phật sinh ra với mong muốn giúp con người hành trì có thể sống trong an lạc trong hiện tại.
Có những người không hiểu biết về Phật pháp lại cho rằng tu hành đạo Phật là hướng đến một thế giới tu hạnh khổ cực.
Do nhận thức sai nên không ít người nhìn nhận đạo Phật với con mắt đầy tiêu cực, bi quan, phiến diện, yếm thế.
Niết Bàn là mục tiêu hướng tới của người tu hành Phật pháp. Tuy không phải là một nơi cụ thể trên thế giới cũng không phải là một nơi có những niềm vui tầm thường của trần gian.
Mà Niết bàn tuy vô tận không có không gian cụ thể nhưng lại được các nhà hiền triết nhìn rõ như thể ngay trước mắt bởi nó tồn tại ngay trong chính chúng ta, ta chỉ giác ngộ được khi tinh thần đạt tới sự viên mãn.
Không dễ dàng mà một người có thể đạt đến trạng thái niết bàn.
Muốn tiến tới cảnh giới Niết bàn thì tất thảy chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ. Khi chúng sanh đã tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ thì lúc đó mới thấy được bản chất của niết bàn.
Niết bàn là sự “vô ngã”, vì thế mà con người phải giải thoát khỏi chấp ngã thì mới có thể đạt đến niết bàn.
Con người nếu còn tồn tại chấp ngã, chấp pháp thì khó mà buông bỏ được phiền não, khổ đau nhân gian.
Cũng không thể đạt tới Niết Bàn khi mà ngay trong đời sống này con người không có sự bình an, niềm vui, hạnh phúc của sự giải thoát khỏi những phiền não khổ đau. Phật pháp đem lại con người sự an lạc trong thực tại để tiến tới cảnh giới Niết Bàn chấm dứt mọi khổ đau phiền muộn .
Tiểu bộ kinh, kinh Phật thuyết như sau:
Phật Tổ và các chư vị Bồ tát, La-hán, Duyên giác, Bích-chi khi còn tại thế đã tự giải thoát bản thân khỏi những phiền não khổ đau trần gian.
Các ngài an trú trong Hữu dư y Niết Bàn khi còn mang thân ngũ uẩn. Khi thân ngũ uẩn không còn(sau khi thân hoại mạng chung) các ngài an trú trong Vô dư y Niết Bàn.
Đức Phật chỉ ra các đặc tính của cảnh giới Niết Bàn gồm: “Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si (vô minh), đó gọi là Niết Bàn” (theo kinh Tạp A hàm),Theo Trường bộ kinh, kinh Đại bổn thì “Niết Bàn là sự đoạn tận tham ái đưa đến tái sinh”, “Niết Bàn là sự tịnh chỉ các hành”.
Còn theo Trường bộ kinh, kinh Đại bát Niết Bàn định nghĩa: “Niết Bàn là giải thoát tham, sân, si” … Niết Bàn không phải là đối tượng của các nhận thức hữu ngã, chấp thủ, tham ái.
Niết Bàn vượt trên tất cả mọi tư duy, khái niệm, là trạng thái an nhiên, “hạnh phúc tối thượng” khi tâm thanh tịnh, không còn các phiền não tham, sân, si nhục vọng.
Còn đâu đó có những suy nghĩ sai lệch cho rằng tu hành Phật pháp là để sau khi từ giã trần đời sẽ được về với cõi Phật, đạt tới Niết Bàn.
Chúng ta sẽ chẳng thể giác ngộ tới Niết Bàn nếu trong đời sống không nhận thức được bản chất an vui, tịnh lạc của Niết Bàn ngay thực tại.
Nếu còn giữ cái tâm đầy mưu tính, tham lam, ghét ghen, đố kỵ, thì sẽ không thể giải thoát khỏi những phiền não, ưu phiền…
Những Hướng Đi Có Thể Dẫn Con Người Đến Cõi Niết Bàn
Niết bàn là tâm thanh tịnh không còn tham sân si.
Bởi vậy muốn đạt tới Niết bàn thì phải tu tâm dưỡng tánh trước, để có sự thanh tịnh trong tâm hồn, chúng ta phải làm được 02 điều cơ bản sau như sau:
Lập được giới luật cho bản thân
Trong quan điểm Phật giáo thì đời sống mà nhân loại đang sống và lao động làm việc chỉ là cõi tạm thời.
Cũng vì lẽ đó mà sự hòa hợp giữa con người với nhau; giữa con người với thiên nhiên luôn được đề cao.
Muốn hình thành được tâm thanh tịnh trước hết mỗi người cần đặt ra những yêu cầu về giới luật riêng cho bản thân. Và những giới luật ấy cần tuân theo phương ý đạo lý nhà Phật.
Khi lập ra rồi thì phải kiên trì thực hiện đến giây phút cuối cùng thì mới mong có kết quả. Có rất nhiều những giới luật được đặt ra mà cần thực hiện nghiêm ngặt.
- Điều đầu tiên cần làm là ngừng vĩnh viễn việc sát sinh và gây hại cho sinh giới. Không được làm tổn hại đến mạng sống của bất kỳ loài nào, tránh xa mùi máu tanh sẽ giúp tâm hồn nhẹ nhàng, thoát khỏi sát khí. Đức Phật đã dăn dạy những kẻ sát sanh luôn có nghiệp báo đi kèm.
- Khi chỉ không được gây hại cho người khác về thể chất( không sát sanh) mà còn phải rè rặt trong câu nói để tránh nói phải những điều gây hại đến tinh thần (tránh mắc khẩu nghiệp). Tu hành là phải tu từ việc hành động đến ngôn từ, từ trong chùa ra đến ngoài đường, tu mọi lúc mọi nơi nghĩa là vậy.
Định – bước để tâm hồn chạm tới cõi Niết bàn
“Đất lành thì chim đậu” ý câu nói chỉ tầm quan trọng của việc chọn nơi sống.
- Cần phải chọn nơi đó không cần bon chen phố thị, ồn ào để ta có đủ không gian để ngẫm mình, xét mình khi tu hành.
- Phải luôn thực hành tính bao dung, lòng trắc ẩn, tha thứ…cho mọi sự trên đời. Không nghĩ nhiều về chuyện phù phiếm vọng tưởng, tránh xa tư tưởng lối sống ích kỷ, vụ lợi, tham lam.
Đó là những bước đầu để loại bỏ được tham, sân, si… giữ được trạng thái thư giãn hình thành nên trạng thái tịnh tâm.
Không chỉ vậy theo như trong giáo lý Phật giáo, để giữ “định” tiến tới Niết bàn cần thoát khỏi phiền não, tránh sự biếng nhác, dứt bỏ xao động và loại bỏ tâm thái nghi ngờ kẻ khác.
Phải giữ cho tâm giống như mặt nước hồ mùa thu nhẹ nhàng không gợn sóng, thanh khiết, trong sáng.
Sự Giống Và Khác Nhau Căn Bản Giữa Niết Bàn Và Cực Lạc
Niết Bàn là trạng thái tâm tịnh an vui giải thoát khỏi những phiền não trần thế. Còn Cực lạc hay Tịnh độ cũng là một tâm thể giải thoát khỏi đau khổ hướng tới tận hưởng an lạc.
Cả hai đều vượt ngoài khái niệm đối đãi nhị nguyên, là một phạm trù thực thể bất sanh bất diệt… Đó là điểm giống nhau trên căn bản của hai thuật ngữ trên.
Nhưng thực tế đứng trên bình diện mặt sự tướng mà nói, giữa Niết Bàn và Cực Lạc có cảnh giới và ý nghĩa rất khác nhau.
Bởi thuật ngữ Niết Bàn không dùng để chỉ một cảnh giới có hình tướng cụ thể ngoại tại.
Có người cho rằng Niết Bàn như là một cõi xa xăm nào đó nơi mà sau khi con người chết đi sẽ về cõi đó để thụ hưởng những điều phước lạc.
Nếu hiểu như thế thì thật là thiếu sót dẫn đến nhận thức sai lầm rất lớn.
Theo định nghĩa Niết Bàn như trên đã nói, thì đó là một cảnh giới đạt đến do hình thành được tâm tịnh tuyệt đối, vứt bỏ tạp niệm, loại trừ tâm tham sân si, dứt mọi nghiệp chướng, thoát khỏi phiền não khổ đau. Là mục đích hướng tới của mọi nhà tu hành.
Trong khi đó Cực Lạc lại được định nghĩa là một cảnh giới ngoại tại có hình tướng chánh báo và y báo cụ thể. Kinh A Di Đà đã diễn giải điều này cho chúng ta thấy rất rõ. An Lạc Quốc là một cảnh giới được tựu thành bằng bảy thứ báu rất trang nghiêm tôn kính thù thắng vi diệu.
Từ cảnh vật cho đến hành giả ở cõi đó, tất cả đều cực kỳ thắng diệu. Một thế giới đầy ánh sáng rực rỡ, hương thơm, nhạc trời hoàn toàn thuần vui. Do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạo dựng nên bằng thiện nguyện của mình.
Ở Tây phương Tịnh độ tồn tại các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, chúng Thanh Văn và Duyên Giác.
Chúng sinh nhờ nguyện lực tu hành lập công đức mà được sinh về thế giới này (phát tâm Bồ Đề) từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh).
Ở đây mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn trải qua lão bệnh tử, được tắm rửa trai giới trong nước bát công đức. Trong thế giới này, mọi chúng sanh đều cầu pháp và nhập Niết bàn.
Để đến được cõi Cực Lạc thì con người phải tích đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin tuyệt đối nơi Phật trí, nguyện là phát nguyện vãng sanh, hạnh là tích đủ công đức tu tập.
Tuy khác nhau là thế nhưng nếu chúng ta tinh ý nhìn nhận thấy thì trong sự tu hành Niết Bàn hay Cực Lạc cũng từ tâm chúng ta mà ra.
Muốn đạt đến hai nơi này thì chúng ta đều phải tu tâm dưỡng tánh, chăm chỉ tích công đức. Bởi vậy Kinh Phật có nói: “Nhất thiết duy tâm, vạn pháp duy thức” cũng ý chỉ điều này. Cực Lạc hay Niết Bàn cũng từ tâm mà sinh ra. Nếu người tu hành đạt được nhứt tâm, vạn pháp đều dứt.
Mong qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời và giải đáp được thắc mắc về cõi niết bàn là gì. Từ đó có thêm kiến thức về giáo lý Phật pháp giúp cho bản thân có được một cuộc sống an lành, thoải mái và tươi vui nhé.