Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương hay còn được người dân bản xứ gọi là Chùa Bà Bình Dương – địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và thu hút rất nhiều du khách hiện nay, ngoài ra còn có tên chữ là Thiên Hậu Cung. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Bình Dương được hội người Việt gốc Hoa đóng góp và xây dựng để thờ vị nữ thần mang tên Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vậy bạn đã biết chùa Bà Bình Dương ở đâu và có gì tham quan chưa? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin hữu ích về Sự Tích Chùa Bà Bình Dương, Những Điều Bạn Cần Biết Khi Tham Gia Lễ Hội.
Lịch sử của Chùa Bà Bình Dương
Chùa bà Thiên Hậu được xây cất năm nào thì dường như thông tin này chưa được biết đến, chỉ biết là lúc đầu ngôi miếu được tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Đến năm 1923, sau khi mà ngôi miếu bị hư hại (có lời kể rằng là bị hỏa hoạn), thì bốn Bang người Hoa ( gồm có Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới cùng nhau chung sức tái tạo lại ngôi chùa ở vị trí ngày nay.
Những Điều Bạn Cần Biết về Chùa Bà Bình Dương
Người dân chen chân “thỉnh lộc Bà” ở chùa Bà Bình Dương
Hằng năm vào rằm tháng Giêng âm lịch, đây được xem là lễ hội lớn nhất của chùa Bà ( hiện ở tại Thủ Dầu Một – Bình Dương) đã thu hút hàng vạn người ở khắp nơi tới tham gia. Năm nào cũng thế, từng hàng dài người người người xếp hàng chờ để được “thỉnh lộc Bà”.
Cao điểm là vào đêm 14 tháng Giêng, người dân lần lượt vào lễ bái ở trong chính điện và đến chiều ngày Rằm tháng Giêng, kiệu Bà sẽ diễu hành qua khắp các con phố. Chỉ diễn ra trong hai ngày này nhưng lượng du khách đến chùa Bà lên đến hàng trăm thậm chí là hàng vạn người.
Theo ghi nhận thực tế, lễ hội chùa Bà năm nay được diễn ra trật tự. Ban tổ chức cũng đã bố trí lực lượng cùng với một hệ thống loa phát thanh và đội ngũ trật tự để nhắc nhở, lưu ý đối với người đi lễ chùa thường xuyên. Các loại hàng hóa được bán đều phải được niêm yết giá.
Tuy nhiên, khi tiến vào gian chánh điện thì bầu không khí khá ngộp với lượng người đi cúng lễ đông đúc, hàng người xếp hàng dài để chờ được “thỉnh lộc Bà”.
“Lộc” ở đây là những cây nhang lớn và những chiếc đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng nhang hay bằng đèn có ý nghĩa như là mang ánh sáng vào hương thơm, đây là tượng trưng cho sự hanh thông, sáng sủa và danh giá , mang lại những may mắn cho gia đình.
Trong chùa Bà thường có nhiều lồng đèn phất giấy có hình khối tròn như quả dưa hoặc trông giống như như quả bí do bá tánh cúng lễ. Sau lễ thì những chiếc đèn ấy được đem đi hỏa thiêu, còn những đèn nhang thì để lại cho bá tánh thỉnh lộc. Phần đèn thường có khoảng trên dưới 150 cái để cho người dân thỉnh lộc, còn phần nhang thì sẽ tùy hoàn cảnh, ít hay nhiều không hạn định.
Du khách đến viếng chùa Bà
Nhiều du khách đã mang heo quay đến cúng chùa Bà
Ghi tên để cúng cầu an
Sự tích về vị nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu
Ban đầu, giai thoại truyền lại từ trong dân gian nói rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, là con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến(Trung Quốc) vào đời nhà Tống. Bà vốn dĩ đã có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh của bà đi đánh cá ngoài khơi, chẳng may gặp biển động mạnh và thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi ở nhà dệt lụa thì bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và tự dưng đưa tay ra trước với dáng điệu như đang cố níu kéo một vật gì đó.
Người mẹ trông thấy như vậy liền vội lay gọi Bà, sau khi thu tay lại thì Bà ngước mắt cho mẹ biết là người cha của mình đã chết và chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong làng biết được việc này nên đã truyền tai nhau và đem lòng tín ngưỡng.
Kể từ đó mỗi khi ra biển họ luôn đến xin bà phù hộ để có thể lên đường bình an. Năm 27 tuổi thì bà mất và đã được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Kiến trúc của Chùa Bà Bình Dương
Chùa Bà gồm ba dãy nhà, ở giữa được gọi là chính điện và được đề ba chữ Thiên Hậu Cung, trên hai cánh của cửa chính được đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, còn hai bên cửa là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà Thiên Hậu.
Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương với những đường chỉ được đắp nổi, trang trí các hình tượng “lưỡng long tranh châu” và “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái chùa là một tượng “bà mặt trăng”, tượng của quan văn, quan võ… được thiết kế theo phong cách kiến trúc của người Hoa.
Hai dãy nhà nằm ở hai bên chính điện – đây được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây cũng là nơi làm việc, hội họp và là kho chứa đồ đạc, hay còn gọi chung là Thất phủ công sở
Trong chánh điện còn có cặp đối, với nội dung của các cặp đối là ngợi ca công đức của Bà Thiên Hậu và sự linh diệu của Bà trong việc đã cứu nhân độ thế. Ở chánh cung, có thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng được mang áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên trái của Bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương – đây là năm vị nữ thần được tượng trương cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bên phải của Bà thì thờ Ông Bổn – tức Bổn Đầu Công.
Một số hình ảnh của chùa Bà Bình Dương
Khi bước vào sân chùa Bà, trước cửa điện sẽ có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân khi đến cúng và có thể cắm nhang.