Đôi nét về Chùa Thiên Mụ
Nằm bên dòng sông Hương uốn mình uyển chuyển, chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) sở hữu lối kiến trúc cổ kính càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng cho khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi này. Tiếng chuông Thiên Mụ được ví như linh hồn xứ Huế vang vọng bên dòng sông Hương, gieo nhớ thương trong lòng người dân & du khách khi đến với cố đô Huế.
Vị trí chùa Thiên Mụ
Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, P. Hương Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Huế
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm TP Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ nằm giữa 1 không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm thi ca nhạc họa. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh & giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ đã được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh”.
Chùa Thiên Mụ được xây dựng thêm 1 ngôi tháp bát giác có tên là Từ Nhân, sau đổi thành tháp Phước Duyên. Tháp được xây ở trước chùa chiều cao 21m, gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có thờ tượng Phật, riêng tầng trên cùng có 1 pho tượng Phật bằng vàng. Tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền mật thiết với chùa Thiên Mụ.
Tên gọi của chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 1 trong 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” được đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng ngay gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua vì sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (tức Bà mụ linh thiêng). Mãi tới năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước đây. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả 2 tên khi muốn nhắc đến ngôi chùa này.
Chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào?
Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị để mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn về sau. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp 1 ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình 1 con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có 1 bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cũng bắt nhịp được với ý nguyện của dân. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào 1601 đã cho dựng 1 ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra phía sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.
Kiến trúc Chùa Thiên Mụ
Du lịch Chùa Thiên Mụ, đến đây quý du khách sẽ thấy quần thể nhiều công trình kiến trúc rất đẹp mắt và bề thế, trong đó nổi bật nhất là Đại điện Hùng Chùa Thiên Mụ – ngôi chính điện có kiến trúc vô cùng đồ sộ nguy nga. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói, còn có treo 1 khánh đồng được đúc vào năm 1677 và 1 bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng, do do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.
Trong khuôn viên của chùa là cả vườn hoa cỏ được vun trồng chăm sóc hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của 1 vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị trụ trì nổi tiếng của chùa Linh Mụ, người đã cống hiến suốt cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có, chùa Thiên Mụ cũng chính là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, các câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, bia đá chuông đồng, vừa quý giá về mặt lịch sử, vừa có giá trị sâu sắc về nghệ thuật.
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng Hương lửng lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa ở bến, chờ đợi những người khách viếng thăm chùa.
Các điểm tham quan đẹp tại chùa Thiên Mụ
Bức tranh “Thiên Mụ” góc nào cũng thấy thơ, thấy thi vị khiến du khách đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nét đặc sắc về kiến trúc cũng như phong cảnh trữ tình chốn nơi đây đã đi vào không biết bao nhiêu trang sách, bản nhạc!
Cổng Tam Quan Chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ
Đền Đại Hùng
Đền Địa Tạng
Chuông Đại Hồng Chung
Xe Cổ Austin Westminster
Lễ Hội Chùa Thiên Mụ
Hướng dẫn tham quan chùa Thiên Mụ
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cẩm nang du lịch chùa Thiên Mụ – Huế chi tiết và dễ hiểu nhất
Đường đi đến chùa Thiên Mụ?
Để có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế nghiêng mình bên dòng sông Hương, từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân, rẽ trái qua đường Yết Kiêu. Đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái đến đường Lê Duẩn. Gặp ngã tư lớn rồi rẽ phải vào đường Kim Long. Tiếp tục đi thêm khoảng 2km nữa là tới nơi rồi. Đường lên chùa thiên Mụ rộng thoáng rất thuận tiện khi di chuyển.
Cách di chuyển tới chùa Thiên Mụ?
Du lịch Huế những năm gần đây rất phát triển. Vì vậy, có rất nhiều dịch vụ di chuyển mà du khách có thể sử dụng. Chẳng hạn như:
- Xe máy: Huế không lớn nên các địa điểm du lịch Huế cách nhau không quá xa. Với việc di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ chủ động hơn về địa điểm đến cũng như thời gian. Bạn có thể thuê dịch vụ xe máy theo ngày tại homestay, khách sạn nơi bạn ở. Với giá thuê dao động chỉ từ 80.000đ – 150.000đ/ngày.
- Xe đạp: không ít du khách lựa chọn đạp xe đến chùa Thiên Mụ để có thể tận hưởng được trọn vẹn hơn bầu không khí trong lành bên bờ sông Hương thơ mộng. Chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, vì vậy ý tưởng đạp xe du lịch chùa Thiên Mụ cũng không hề tồi.
- Taxi: di chuyển tới chùa Thiên Mụ Huế bằng Taxi cũng là một giải pháp tốt. Vừa rẻ lại vừa tiết kiệm tối đa thời gian. Trước khi thuê Taxi quý du khách nên tham khảo bảng giá dịch vụ Taxi tại Huế để tránh bị “chặt chém” nhé!
- Xe ôm: Nếu tay lái bạn yếu, mà lại không thích ngồi xe taxi thì thuê xe ôm di chuyển đến Chùa Thiên Mụ cũng rất hợp lý. Đặc biệt, dịch vụ taxi công nghệ ở Huế hiện rất phát triển. Không quá mất nhiều thời gian để chờ & bắt được xe đâu nhé!
Nên đến chùa Thiên Mụ vào mùa nào?
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 tới tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để đến tham quan chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng phong cảnh chùa Thiên Mụ vào mùa hoa phượng nở đỏ rực 1 góc chùa, bạn có thể đến tham quan vào tháng 5 – tháng 6. Dĩ nhiên, dù thời điểm nào trong nằm, chùa Thiên Mụ vẫn luôn ở trạng thái đẹp và hùng vĩ nhất để chào đón người dân và du khách đến thăm.
Khám phá chùa Thiên Mụ mất bao lâu?
Để tham quan chụp ảnh hết các cảnh quan của chùa Thiên Mụ, bạn cần khoảng 1tiếng đến 2 tiếng. Tuy nhiên, để tham quan thêm các địa điểm gần chùa Thiên Mụ ở trong hành trình, bạn cần mất khoảng từ 3 đến 4 tiếng.
Giờ mở cửa Chùa Thiên Mụ?
Giá vé tham quan Chùa Thiên Mụ bao nhiêu?
Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ
Bạn hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm sau đây vào cẩm nang du lịch chùa Thiên Mụ – Huế của mình để có hành trình tham quan hoàn hảo nhất nhé:
- Trang phục: Đây là nơi chốn linh thiêng vì thế du khách nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không được mặc những bộ quần áo quá hở hang, thiếu vải.
- Chú ý lời nói: Khi tới một nơi thanh tĩnh như chùa Thiên Mụ, tránh cười nói to ảnh hưởng đến không gian của chùa cũng như ảnh hưởng những người xung quanh.
- Mang theo nước uống: Trong chùa Thiên Mụ có rất nhiều địa điểm tham quan vì thế sẽ mất 1 khoảng thời gian khá dài để bạn khám phá và trải nghiệm. Vì thế hãy mang theo nước để tránh bị khát, và uống xong thì hãy vứt rác đúng nơi quy định nhé!
Lời kết
Du lịch tới Huế mà không ghé thăm chùa Thiên Mụ thì quả là sự thiếu sót vô cùng lớn. Đến đây tham quan, bạn sẽ được chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên trong lành, thả trôi tâm trí bên dòng sông Hương đầy thơ mộng và tận hưởng một chuyến “du hí” thật bình yên. Bên cạnh đó, “Huế mộng Huế mơ” còn sở hữu hàng loạt địa điểm tham quan mang đậm chất thơ và dấu ấn lịch sử. Theo dõi Suối Nguồn để cập nhật thêm nhiều bài viết hay về vùng đất Thần Kinh này nhé!