Chùa Hà từ lâu đã trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút cả khách trong nước và quốc tế. Qua bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá tất tần tật về ngôi chùa cầu duyên cực linh thiêng này bạn nhé.
Chùa Hà – một điểm tâm linh lâu đời
Trước khi đi vào chi tiết cách lễ chùa, mời bạn dành ít thời gian ngược dòng về lịch sử hình thành chùa Hà nhé.
Khái quát về chùa Hà
Chùa Hà còn có tên gọi chính thức khác là Thánh Đức Tự. Là một công trình kiến trúc lâu đời được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tôn. Hiện nay ngôi chùa này đang tọa lạc tại con phố nhỏ cùng tên tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa được chia thành các khu vực riêng biệt sở hữu lối kiến trúc cổ kính tôn nghiêm. Các khu vực chính gồm có
- Cổng Tam Quan 2 tầng
- Khu vực Tiền Đường
- Thượng Điện
- Tam Bảo 5 gian
- Điện Mẫu
Lịch sử lâu đời
Chùa Hà vẫn nghiêng mình giữ được vẻ đẹp bề thế đã hiện hữu tại mảnh đất Thăng Long dù trải qua bao tháng năm thăng trầm. Theo tổ tiên truyền lại, chùa Hà được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là chùa Thánh Chúa. Lúc đó ngôi chùa chủ yếu là để vua cầu tự để sinh ra vị Thái tử Càn Đức. Qua thêm một thời gian nữa, người dân gọi là đây là chùa Vồi. Lý do là bởi toàn bộ chùa được xây bằng gạch vồ và lợp lá gồi đơn sơ.
Vào những năm cuối thế kỷ 15, chùa được dựng lại bằng tiền công đức của hai người buôn bán ở làng Thế Bắc Giang. Cùng với sự tích góp của bà con thì những viên gạch vồ mái lá được thay thế bằng gạch và ngói đỏ tươi.
Từ đó chùa cũng chính thức thay tên đổi họ, lấy tên như bây giờ. Chùa Hà đã cùng với đình Bối Hà làng Triệu Chí Thành gần đó tạo thành một cụm di tích nổi bật.
Chùa Hà đang thờ những ai?
Người dân thường đến chùa Hà với mong muốn cầu bình an, vạn sự hanh thông, tình duyên trọn vẹn. Chùa Hà đang thờ các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu.
Và ở đình Bối Hà sát bên, thì mọi người thờ Thành Hoàng làng Triệu Chí Thành. Đây chính là một vị tướng anh dũng thời Triệu Việt Vương có công đánh đuổi giặc Lương ra khỏi đất Việt.
Chùa Hà nằm ngay nội thành thủ đô nên việc di chuyển cũng không gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn chưa từng đến đây, cứ an tâm đi theo bản đồ trên điện thoại nhé.
Sắm lễ và cách thắp hương
Lễ chùa Hà nên đi vào ban ngày từ lúc 8h00 đến 18h00 bạn nhé. Vào những ngày rằm và mùng 1 thì chùa vẫn tạo điều kiện đóng cửa muộn hơn để người dân kịp hành lễ.
Cách sắm lễ đi chùa Hà
Bạn cần chuẩn bị 3 mâm đồ lễ khi đến lễ chùa Hà:
- Ban Tam Bảo: 1 vỉ nến, hoa quả tươi, sớ ban Tam Bảo, thẻ hương, hoa tươi, bánh kẹo. Bạn chỉ nên cúng món chay thanh tịnh vì Ban Tam Bảo thờ Phật. Tuyệt đối không dân lên tiền vàng.
- Ban Đức Ông: ồ mặn (xôi trắng, giò, 1 cút rượu nhỏ), tiền vàng, rượu, chè, thuốc, sớ. Có thể soạn lễ như bộ lễ tại ban Tam Bảo. Nhưng nhớ thêm 1 tập tiền vàng nhé.
- Ban thờ Mẫu: tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, Hoa tươi (5 bông hồng), tiền lẻ. Tiếp theo bạn chỉ cần viết sớ rồi đặt vào mâm lễ này và cầu duyên tại Điện Mẫu.
Thứ tự thắp hương và khấn lễ
Thứ tự dâng lễ cũng rất quan trọng khi đến viếng thăm chùa Hà. Bạn sắp xếp lễ tại gian nhỏ bên cạnh gian thờ chính rồi dâng lên từng ban. Thứ tự bắt đầu ở ban Tam Bảo đến ban Đức Ông rồi ban thờ tam tòa Thánh Mẫu ở Điện Mẫu.
Khi đã dâng lễ đầy đủ, bạn hãy thắp 5 nén hương rồi cắm lần lượt ở các lư hương. Bao gồm trên ban thờ Đức Ông, Tam Bảo, Đức Thánh Hiền và 1 nén ở ban thờ Mẫu. Đừng quên vái 3 cái ở mỗi lần cắm.
Bạn khấn lễ sau khi hoàn thành dâng đồ lễ. Cách khấn chi tiết như sau:
- Cầu công danh tài lộc: khấn tại Ban Ông Đức
- Cầu bình an: khấn tại Ban Tam Bảo
- Đến khấn tại Ban thờ Đức Thánh Hiền.
Ở hai bên tay trái và phải bạn vái 2 Đức Hộ Pháp và 2 vị Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên 3 vái. Thế là bạn đã cơ bản hoàn thành lễ tại chùa Hà
Lễ Mẫu cầu duyên
Đây là một trong những lễ quan trọng nhất không nên bỏ qua khi đến chùa Hà. Bạn sẽ lễ Mẫu cầu duyên ở ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu sau khi đã lễ xong ở gian chính.
Đầu tiên, nhớ cởi bỏ giày dép và quỳ lạy trước ban thờ Mẫu.Bạn hướng mặt về ban thờ Mẫu, chắp tay và đọc bài khấn. Bạn có thể học thuộc hoặc chép ra bài khấn giấy để đọc. Tại chùa sẽ có khu vực cho bạn chép bài khấn. Khi làm lễ xong thì bạn tiến hành hòa luôn tờ giấy khấn nếu có.
Lưu ý khi đi chùa Hà
Như những chốn du lịch tâm linh khác, khi đến thăm chùa Hà bạn cũng cần lưu ý những nguyên tắc. Để thể hiện sự tôn kính của mình với các vị Thần cũng như giữ nét đẹp văn hóa cho dân tộc.
Một số lưu ý khi đi lễ chùa Hà
Lưu ý một số điều sau để buổi lễ diễn ra trọn vẹn nhất bạn nhé:
- Cần thành tâm cầu xin khi làm lễ và khấn xin
- Sắm lễ đơn giản, miễn đầy đủ món, không cần cầu kỳ
- Trang phục nghiêm túc, nên chọn quần áo kín đáo. Tránh những đồ màu mè và hở hang.
- Cười nhẹ nói khẽ, đi đứng cẩn thận, không buông lời xúc phạm thần linh.
- Không khấn to tiếng và khấn lâu ảnh hưởng người sau.
- Chọn ngày tốt để đi dâng lễ
Xuống khấn ở nhà Mẫu
Nhà Mẫu tọa lạc ngay bên dưới, ở ban chính giữa nhà. Khi xuống nhà, đầu tiên bạn cần quỳ và chắp tay khấn về phía Mẫu. Tiếp tục vái ban Ngũ Hổ các Quan Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu. Rồi bạn đứng lên thực hiện vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải. Cuối cùng là ơng Bồ Tát ở bên trái.
Khi lễ xong nhà Mẫu thì bạn di chuyển đến Đình Bối Hà tại nhà trên tay phải. Là ngôi nhà mà bạn bắt gặp đầu tiên khi vào cổng chùa Hà. Đến lúc bạn chuẩn bị ra khỏi chùa thì nhớ 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.
Kinh nghiệm đi chùa Hà
Phần dưới đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm khi đi dâng lễ và tham quan chùa Hà. Cũng như bí kíp cầu duyên linh nghiệm nhất tại nơi đây.
Kinh nghiệm tham khảo chung
Một số kinh nghiệm để chuyến viếng thăm chùa Hà của bạn trọn vẹn hơn nhé.
- Bạn nên chọn kỹ ngày để đi lễ. Nếu sợ đông thì né mùng một và ngày rằm. Còn nếu bạn không ngại và mong muốn chọn ngày tốt thì nên đi vào 2 ngày đó.
- Lễ lần đầu tiên thì nhớ viết đủ 3 sớ: Tam Bảo, Đức Ông và Mẫu.
- Dâng đúng lễ vào từng Ban, không thắp quá 5 nén hương. Bạn nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng cạnh hồ nước.
- Công đức do tùy tâm, không cần quá câu nệ hình thức
- Khi cầu nguyện xong cần tin tưởng và không nên quá chú tâm vào điều mình cầu.
- Không phá hoại quang cảnh quanh chùa và bỏ rác sau đúng nơi quy định.
- Nếu muốn chụp hình lưu niệm bạn cần xin phép ban quản lý chùa Hà.
- Mang khẩu trang đầy đủ để phòng chống dịch. Chuẩn bị thêm nước uống và khăn giấy.
- Không nên để các “cò” dẫn dụ bùa ngải và lễ trước cổng chùa. Chỉ nên tin những cán bộ làm việc tại chính chùa Hà bạn nhé.
Bí kíp cầu duyên sao cho đúng
Chùa Hà là địa điểm tâm linh ngày càng hấp dẫn khách tham quan gần xa. Mùng 1 và ngày rằm, đặc biệt là dịp lễ tết chùa gần như đông nghẹt người. Mọi người không chỉ đến đây để dâng hương lễ Phật cầu Thánh, xin bình an, xin tài lộc mà còn cầu duyên lành. Những cặp tình nhân đã thành đôi mong cầu bền lâu. Còn lẻ độc thân khấn xin nhanh chóng gặp được chân ái đời mình.
Những người bản địa truyền răng chùa Hà là một nơi chốn rất linh thiêng. Nhưng đòi hỏi người khấn xin phải biết cách cầu nguyện. Quan trọng không phải nằm ở lễ nặng bao nhiêu mà là tấm chân thành rộng như thế nào. Phải mang theo một tấm lòng thành nguyên sơ không tạp niệm đến chùa Hà thì mới mong được như ý.
Bên cạnh việc chân thành, thì hành lễ đúng thứ tự cũng quan trọng không kém. Bạn cần dành tâm sức để nghiên cách dâng đồ lễ, khấn vái, những quy tắc,…Sự chu đáo và đầu tư đó chắc chắn sẽ được chùa Hà chứng cho ý cầu nguyện của bạn.
Mỗi ban của chùa Hà có một hiệu quả cầu nguyện khác nhau. Những bạn trẻ muốn cầu duyên thì đặt lễ ban Mẫu ở phía sau chính điện. Lưu ý rằng phần lễ dâng Mẫu xin duyên không thể thiếu được hoa hồng nhung. Hoa càng đỏ thì tình duyên sẽ càng rực rỡ mặn nồng.
Chiêm nghiệm cá nhân về cầu duyên
Không phải ngẫu nhiên mà chùa Hà được lưu truyền là chùa cầu duyên linh nghiệm. Qua nhiều đời nay, người đang cô đơn lẻ bóng tìm đến chùa Hà trong dịp đầu xuân đa số đều gặp được người thương. Còn những đôi chim uyên đến đây thành tâm thì đều sớm hái được quả ngọt như tiến đến hôn nhân.
Tuy nhiên thì duyên số vẫn là do trời định. Và việc bạn thành tâm khi đến chùa là rất đáng ghi nhận. Bí kíp để cầu duyên thành công ở chùa Hà không có gì quá cao siêu. Gói trọn trong : “ thành tâm – chu đáo – không mong cầu”.
- Thành tâm tức là bạn mang một tấm lòng trong sáng đến đây cầu duyên
- Chu đáo thể hiện ở việc bạn có đầu tư nghiên cứu cách sắm lễ và dâng hương
- Không mong cầu nghĩa là sau khi lễ xong, bạn quên việc đã lễ đi. Quên luôn sự tập trung vào những mong cầu của bạn. Chỉ cần tập trung làm việc và học tập, cống hiến với tâm thế lương thiện cho cuộc sống. Khi bạn tập trung vào bản thân để phát triển thì không chỉ tình duyên mà những thứ tốt đẹp khác đều sẽ bị thu hút về bạn.
Cũng như ông bà ta hay bảo “không cầu sẽ gặp”. Khi đã cố gắng hết sức cầu nguyện, thì bạn cứ an tâm, ơn trên sẽ chứng sớm cho bạn thôi. Quan trọng là bạn phải thể hiện trong cuộc sống rằng bạn xứng đáng với duyên lành bạn đã mong cầu. Mở rộng tấm lòng với mọi thứ xung quanh. Yêu thương bản thân và những người thân của mình.
Nếu thấy kết quả quá lâu đến thì mẹo là bạn đừng trông chờ nó đến nữa. Bạn chỉ cần giữ vững 1 lòng tin trước sau như 1 là “tôi có người thương”. Vũ trụ thần kỳ và ơn trên luôn có cách vận hành riêng. Bạn sẽ không thể nào can thiệp được vào bộ máy đó. Nhưng bạn chỉ cần tin tưởng thì mọi chuyện sẽ sớm ổn thôi.
Hãy sống trân trọng hiện tại từng khoảnh khắc một. Vì biết đâu một ngày bất ngờ, tình yêu sẽ rớt ngay trúng đầu bạn. Lúc ấy bạn sẽ lại bận rộn với vô vàn kế hoạch tương lai cho cuộc sống cặp đôi đấy.
Lời kết, chùa Hà xứng đáng là một điểm du lịch tâm linh lý tưởng. Hãy nhớ kỹ những mẹo và kinh nghiệm mà bài viết đề cập nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và có những trải nghiệm đáng nhớ tại chùa Hà. Mong rằng lần sau khi đến chùa Hà, bạn sẽ đi cùng với một người quan trọng khác nhé.