Trong Phật giáo Đại thừa, có bốn vị đại bồ tát. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, và Văn Thù Bồ Tát. Trong bốn vị bồ Tát của Phật giáo Đại thừa, Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị bồ tát có đức độ và thần thông, chỉ đứng sau Phật Thích Ca. Ngài là một vị Bồ Tát có thể nhìn thấy rõ ràng tất cả những nỗi khổ, niềm đau, sự bất bình trên đời, và luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sinh.
Nhiều người thừa nhận rằng các vị A-la-hán là người có thật, tuy nhiên không phải lúc nào các vị cũng được nhìn nhận như thế. Các Ngài được coi là hình ảnh tượng trưng, không phải người thật. Chính xác thì vấn đề này là gì? Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xuất thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát hay được gọi ngắn gọn là Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokitesvara Bodhisattva) là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính rộng rãi trong Phật Giáo Đại Thừa, và là một vị Bồ tát thể hiện lòng từ bi của tất cả chư Phật.
Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Nội dung tuy khác nhau nhưng đều có một điểm chung là xuất phát điểm của Quan Thế Âm Bồ Tát: là con vua, người trong hoàng tộc, xuất thân cao quý.
Thấy thế gian đau khổ và nhiều người than phiền về sự bất công, Ngài liền quyết tâm trở thành một vị Phật để cứu khổ, cứu nạn cho vô số chúng sinh. Khi đạt được quả vị chân chính của sự tu luyện, Ngài trở thành một vị bồ tát có khả năng biến thành năm ảo ảnh. Tai có thể nghe thấy hình ảnh, mắt có thể nghe thấy âm thanh, và lưỡi có thể nếm và ngửi mùi.
Bằng cách này, tiếng kêu cứu của tất cả chúng sinh có thể được chuyển đến Ngài và nhận được sự giúp đỡ từ Ngài.
Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?
Không ít người cũng đặt ra cùng một câu hỏi như vậy, rằng Quan Thế Âm Bồ Tát có phải nhân vật có thật không. Hãy cùng tìm hiểu xem.
Bồ Tát là một nhân vật tiêu biểu trong Phật giáo Đại thừa
Thật vậy, không có vị bồ Tát nào trong Phật giáo Nguyên thủy, nhưng khái niệm bồ tát có tồn tại, xuất hiện trong kinh điển Nguyên thủy, đặc biệt là ở Tiểu bộ và Tạp A-hàm, đề cập đến những tiền thân của Đức Phật, những hóa thân trên con đường tâm linh trước khi thành Phật. Có lẽ sau này Phật giáo Đại thừa đã kế thừa và phát triển quan niệm này, khiến cho Bồ Tát trở thành một nhân vật bất tử vừa gần gũi vừa phi thường.
Tuy nhiên, vì Bồ Tát chỉ xuất hiện trong kinh điển Đại thừa, mà kinh điển Đại thừa được nhiều người cho là tạo tác, không phải do lời nói của Phật, nên Bồ Tát cũng được cho là không có thực, mà chỉ có ý nghĩa triết học nhất định. Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi, Địa Tạng Bồ Tát đại diện cho đại nguyện, Văn Thù Bồ Tát đại diện cho trí tuệ, Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho hạnh dấn thân, v.v. Chứ không phải là có những vị bồ Tát thực sự ngoài kia.
Theo lịch sử, hệ tư tưởng hoặc triết học, điều này có vẻ đúng. Nhưng về mặt tâm linh, mọi thứ không đơn giản như thế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Bồ Tát không chỉ là biểu tượng của một đặc điểm tâm lý hay một khía cạnh tư tưởng nào đó, mà còn là một nhân vật có thật. cũng như đã chứng đắc những mức độ tâm linh khác nhau.
Câu chuyện bí ẩn về Bồ Tát
Lịch sử tôn giáo đầy rẫy những câu chuyện về các vị bồ tát xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Không biết bao nhiêu là câu chuyện linh ứng của Quán Thế Âm Bồ Tát được những người trong cuộc kể lại.
Tương truyền rằng trên đường đến Ấn Độ, Huyền Trang sắp chết khát vì thiếu nước trên sa mạc, trong giấc mơ, ngài thấy một vị bạch y đến rót nước cho mình, khiến cơn khát của ngài tan biến ngay lập tức. Nhờ thế mà Huyền Trang đã có thể tiếp tục đi qua sa mạc dài 800 dặm đến Ấn Độ để thỉnh kinh.
Bồ Tát Di Lặc hóa thân thành Hòa thượng Bố Đại, truyền tải thông điệp về lòng từ bi, hỷ xả và hòa bình. Trước khi mất, ông đã để lại một câu thơ mà có lẽ Phật tử nào cũng biết:
“Di-lặc thiệt Di-lặc
Hóa thân trăm nghìn ức
Thường hiện cho người đời
Người đời không ai biết.”
Vì vậy, người ta biết rằng Hòa thượng Bố Đại là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc. Điều này phù hợp với câu nói trong Kinh Lăng Nghiêm rằng các vị Bồ-tát thị hiện vào đời nhưng không bao giờ tuyên bố cho mọi người biết họ là Bồ-tát. Nhiều lắm cũng chỉ là để lại bài kệ trước khi viên tịch, lúc đó thì mọi người mới biết vậy.
Còn nếu như bị phát hiện tung tích thì các ngài liền ẩn thân hay thị tịch để tránh việc rối loạn lòng người.
Như chuyện của các ngài Phong Can, Hàn Sơn và Thập Đắc đời Đường bên Trung Hoa. Chuyện kể rằng, khi Thái thú Dận sắp đổi đến Hàng Châu, mới hỏi Hòa thượng Phong Can rằng: “Bạch Hòa thượng, ở nơi tỉnh con đổi tới, có vị cao tăng nào không?”. Hòa thượng Phong Can trả lời: “Có hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc là hóa thân của Văn Thù và Phổ Hiền, ở chùa Quốc Thanh”.
Sau khi nhậm chức xong, quan thái thú liền lên chùa Quốc Thanh để thăm. Chư Tăng đón rước trọng hậu. Khi lên đến chùa, quan thái thú hỏi về Hàn Sơn và Thập Đắc thì chư Tăng chỉ xuống nhà bếp. Ông đi xuống nhà bếp, thấy Hàn Sơn và Thập Đắc đang nói chuyện, cười rất vui. Quan thái thú liền đảnh lễ ra mắt. Hai vị liền nói với nhau rằng: “Di Đà nhiều chuyện rồi”. Rồi hai vị chạy vào núi mất dạng. Người ta vào hang động của Hàn Sơn thì thấy trên vách đá nhiều bài thơ rất hay và có giá trị về Phật pháp. Quan thái thú liền trở về để ra mắt Hòa thượng Phong Can, nhưng khi đến nơi thì ngài đã thị tịch.
Thế mới biết, ở cõi phàm này, chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân xuống cứu độ, nhưng đều giấu tung tích. Đến khi bị lộ thì liền nhập diệt. Đúng như câu: “Thấy thì không biết, biết thì không thấy”.
Điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, những ai tuyên bố mình là hiện thân của vị này, vị kia hay đã chứng quả vị này nọ… thì coi chừng chỉ là giả mạo mà thôi. Những người thị hiện hay chứng đắc thì không bao giờ tuyên bố mà chỉ âm thầm giáo hóa, làm lợi ích cho chúng sanh.
Bồ Tát hiện diện trong những giấc mơ
Các vị Bồ-tát cũng có thể đến trong những cơn thiền định hay giấc chiêm bao của hành giả.
Như ngài Phó Đại sĩ đời Lương (Trung Quốc), một hôm đang nhập định, thấy Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật Định Quang phóng hào quang đến trên thân ngài, và ngài tự cho đã chứng được đại định Thủ Lăng Nghiêm. Từ đó, ngài xưng là “Song lâm thọ hạ đương lai giải thoát thiện huệ Đại sĩ”, vì chúng nhân giảng nói Phật pháp.
Ngài Vĩnh Minh-Diên Thọ đời Tống (Trung Quốc), trong lúc thiền quán thấy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại.
Thiền sư Viên Chiếu thời nhà Lý (Việt Nam), một đêm trong thiền định, thấy Bồ-tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột và trao cho ngài diệu dược. Từ đây, những sở tập trong tâm rõ ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ tam-muội, giảng kinh thuyết pháp thao thao.
Chúng ta thường hay nói, “Linh tại ngã, bất linh tại ngã,” tin thì có, không tin thì không có, nhưng ta cần biết rằng, nếu không có những hiện tượng bên ngoài thì dù có tin cũng không thể có. Nếu như Bồ-tát chỉ là một khái niệm, một biểu tượng triết học thì làm sao mà có những ứng hiện như trên được!
Ngay cả kinh điển Đại thừa, trên phương diện lịch sử dù không phải Phật nói, nhưng không vì thế mà không có giá trị siêu việt, không chứa đựng tuệ giác và chất liệu giải thoát. Không biết bao nhiêu người đã chứng ngộ khi đọc kinh điển Đại thừa.
Truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh Phật Quan Âm Bồ Tát, từ truyền thuyết về quá trình tu hành của Ngài, truyền thuyết về những thử thách Ngài trải qua, cho đến truyền thuyết về xuất thân của Ngài. Mỗi truyền thuyết lại có nhiều dị bản khác nhau.
Nhưng truyền thuyết phổ biến nhất vẫn là về xuất thân và thử thách vượt qua sự ngăn cản của gia đình để tu hành của Ngài.
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện là truyền thuyết được nhiều người Việt biết đến nhất. Đây là một bài thơ lục bát nói về một vị công chúa đi xuất gia nhằm hóa độ cho vua cha, người đã gây ra nhiều tội ác.
Vị vua cha này mong cầu sinh được hoàng tử nối dõi nhưng lại sinh ra một cô công chúa thứ 3 nên ông rất oán hận.
Nàng công chúa này ngày đêm học Phật và có lòng quy y Phật mà quyết không lấy chồng. Tuy đã sử dụng nhiều mưu kế nhưng vua cha vẫn không thể ép công chúa lấy chồng nên ông đã quyết định xử trảm con gái mình.
Ngay lúc đó bỗng xuất hiện một con hổ trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương. Kể từ đó, nàng tu tập tinh tấn và lấy Pháp danh là Diệu Thiện.
Về phần vua cha về sau bị mắc bệnh hủi không thể chữa được, mắt bị mù và cơ thể rệu rã. Biết tin, Diệu Thiện sau khi tu hành đắc đạo đã hy sinh hai mắt cho cha, cứu độ cha mẹ và hai chị và thành Phật.
Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Đạo Phật thường cho rằng chư Phật mười phương không có nữ nhân. Vậy Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Bồ tát không phải là nhân vật lịch sử bằng sinh tử, bằng xương bằng thịt mà có thể thị hiện trên thế gian dưới muôn hình vạn trạng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú, sông núi… muôn loài đều cảm hóa, hiện thân.
Trong kinh bi hoa và kinh đại nhật, Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật trong tiền kiếp, và được gọi là Chánh Pháp Như Lai từ rất lâu, trước vô số kiếp. Do mong ước độ sanh, Ngài đã hóa thân thành một vị bồ tát.
Trong kinh bi hoa, Đức Phật luôn gọi Bồ tát Quán Âm là “Thiện nam tử” tốt! Đức Phật Thích Ca cũng đã dạy rằng: Xưa kia Quán Thế Âm Bồ tát là làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Lúc bấy giờ, có đức Phật tên là Bảo Tạng Như Lai, đầy đủ giáo lý vô song, thái tử và vua phát tâm bồ-đề rộng lớn, nguyện tu hành, mong thành Phật quả để có thể phổ độ chúng sanh.
Sau này, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật, phát ra 48 lời thệ nguyện, và phổ độ cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài thành Phật hiệu là A – Di – Đà và làm chủ cõi Tây Phương. Thái tử cũng đã hoàn thành công việc của mình và trở về cõi Cực Lạc, trở thành một vị đại Bồ Tát tên là Quán Thế Âm Bồ tát, và cùng với Đức Phật A Di Đà, Ngài dẫn dắt tất cả chúng sinh về cõi Cực Lạc.
Theo ghi chép của nhiều lịch sử tôn giáo, Phật Quan Thế Âm đã thị hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trên thế giới và ngay cả trong những người nghèo khó để ứng biến cứu độ chúng sinh. Nổi tiếng nhất có thể kể đến: Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm thời vua Tôn Huyền nhà Đường, Quan Âm Thị kính thời nhà Minh, Quan Âm linh thiêng thời nhà Nguyễn,…
Đó là lý do tại sao Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ thị hiện là nữ thân mà đã hóa thân thành vô số thân khác nhau.
Nhưng do tín ngưỡng của người dân khắp Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, hình tượng Phật Bà hiện thân là một người phụ nữ thương yêu muôn loài như hồng nhi, thường xuyên che chở, phù hộ, cứu rỗi các linh hồn. Ngài được nhân dân vô cùng ngưỡng mộ và tôn thờ.
Do đó, các bức tượng của ngài được thờ ở khắp mọi nơi, hầu hết là dưới dạng hiện thân nữ. Khi đến thăm các ngôi chùa Phật giáo ở Việt Nam, các Phật tử đều có thể nhìn thấy tượng Quan âm bằng đồng trong hình hài của một phụ nữ.
Tuy nhiên, một số ngôi chùa ở Trung Quốc vẫn thờ ngài dưới hình dạng thân nam. Do đó, có thể nói rằng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ nhân là phụ thuộc vào niềm tin của mỗi vùng miền.
Học hỏi thêm kiến thức và thần chú Phật giáo
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo, học hỏi thêm về lĩnh vực tâm linh, triết học, hãy đến với kho tàng kiến thức Hoa Sen Phật. Nơi đây là nền tảng website chia sẻ những kiến thức và thần chú Phật giáo, những câu nói hay, những lời Phật dạy, mang đến cho mỗi người đọc những thông tin hữu ích nhất.
Truy cập website của Hoa Sen Phật để cùng đọc và suy ngẫm những bài học về phong thủy, tâm lý học, triết học, hay để biết thêm về những cách làm những món ăn chay bổ dưỡng cho gia đình mình nhé!
Thông tin:
- Website: hoasenphat.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/phatgiaohoasen
- SĐT: 0765537923
- Email: thanhduong11999@gmail.com
- Địa chỉ: 3/87 Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Trên đây là những chia sẻ về Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng như giúp bạn trả lời cậu hỏi, “Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?” Như vậy, đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về việc Ngài có phải là nhận vật có thật trong lịch sử hay không, nhưng với những câu chuyện đầy bí ẩn và tùy thuộc lòng tin của mỗi người, Quan Thế Âm Bồ Tát có thật trong lòng nhiều chúng sinh.