Nhắc đến những điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình thì chắc chắn không thể bỏ qua ngôi chùa Bái Đính. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng bằng phong cách kiến trúc độc đáo mà còn sở hữu rất nhiều “cái nhất” ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cùng Suối Nguồn tìm hiểu xem chùa Bái Đính Ninh Bình có gì đặc biệt, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm đi chùa Bái Đính siêu chi tiết dưới đây nhé.
Đôi nét về chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là quần thể du lịch tâm linh nổi tiếng nằm tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Hằng năm địa điểm này thu hút lượng du khách vô cùng đông đảo đến thăm quan và vãn cảnh chùa. Dưới đây là đôi nét giới thiệu về ngôi chùa nổi tiếng này.
Chùa Bái Đính nằm ở đâu?
Chùa Bái Đính nằm ở núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đây được xem là một vị trí đắc địa khi nằm ngay ở trung tâm và chỉ cách cố đô Hoa Lư khoảng 5 kilomet và khu du lịch Tràng An khoảng chừng 11.5 kilomet.
Chùa Bái Đính thuộc phía Bắc củ quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Đây là một địa danh nổi tiếng tại Ninh Bình với bề dày lịch sử gồm nhiều năm hình thành và phát triển. Nơi đây cũng là vùng đất gắn liền với 03 triều đại phong kiến lớn của Việt Nam là nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.
Chùa Bái Đính có tổng diện tích khuôn viên là 539 ha bao gồm 27 ha là của chùa Bái Đính cổ, 80 ha là khu chùa Bái Đính mới, bên cạnh đó là các công trình đang trong giai đoạn xây dựng khác nữa.
Lịch sử chùa Bái Đính
Đa phần du khách hiện nay biết đến và thăm chùa Bái Đính sau khi ngôi chùa này đã được xây thêm phần chùa mới, vì vậy không có nhiều người thực sự biết chùa Bái Đính có tự bao giờ.
Trên thực tế, chùa Bái Đính đã có lịch sử hơn 1 thiên niên kỷ. Theo các tài liệu được truyền lại thì chùa Bái Đính chính thức xây dựng vào năm 1121 bởi thiền sư nổi tiếng của nhà Lý là Nguyễn Minh Không. Trước đó thì ngôi chùa cũng đã có một số điểm đến như đền thờ thần Cao Sơn nhưng vẫn chưa được chính thức quy hoạch thành chùa.
Như vậy, với lịch sử hơn 1000 năm, chùa Bái Đính cổ thờ thờ thần Cao Sơn, thiền sư Nguyễn Minh Không, Phật và Tiên. Dù đã được trùng tu và mở rộng năm 2005, xây thêm rất nhiều các khu chùa mới nhưng về cơ bản thì các vị thần được thờ tại chùa Bái Đính vẫn giữ nguyên.
Các lễ hội ở chùa Bái Đính
Giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, ở chùa Bái Đính cũng có các lễ hội đặc trưng diễn ra hàng năm. Theo đó lễ hội này gọi là lễ hội xuân, khai mạc từ mùng 06 tết và kéo dài đến hết tháng 03 âm lịch. Lễ hội gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Trong đó:
- Phần lễ bao gồm các nghi thức dâng hương thờ cúng Phật, Thần Cao Sơn, đức Thánh Nguyễn, …
- Phần hội bao gồm nhiều trò chơi dân gian, hát chèo, hát xẩm,…
9 “cái nhất” của ngôi chùa Bái Đính
Có thể bạn chưa biết, ngôi chùa Bái Đính Ninh Bình tráng lệ được ví như “Hạ Long trên cạn” – là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á và cũng là ngôi chùa có nhiều sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và đã trở thành di sản văn hóa thế giới UNESCO, công trình Phật giáo cấp quốc gia Việt Nam. Chùa Bái Đính đã ghi được rất nhiều kỷ lục theo sách Kỷ lục Việt Nam cũng như sách Kỷ lục châu Á. Tính đến ngày 06/06/2009, ngôi cổ tự linh thiêng này đã có đến 6 kỷ lục được công nhận. Và đến 28/2/2012, chùa lại có thêm 02 kỷ lục mới được ghi nhận. Cùng điểm qua những “cái nhất” của chùa Bái Đính ngay sau đây nhé:
- Chùa có tượng Phật bằng đồng nặng đến 100 tấn ở điện Pháp Chủ, cũng là tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á
- Chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng khối lượng 100 tấn ở ngoài trời, cũng là tượng Phật Di lặc lớn nhất Đông Nam Á
- Chùa có chuông đồng lớn nhất đất nước Việt Nam, là Đại hồng chung nặng 36 tấn ở Tháp Chuông.
- Chùa có bảo Tháp cao nhất châu Á, đó là Bảo Tháp chùa Bái Đính gồm tổng cộng 13 tầng, cao 100m.
- Chùa có khu chùa rộng nhất Việt Nam với tổng 539 ha (riêng chùa cổ là 27 ha, chùa mới 80 ha)
- Chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, với độ dài gần 3 km.
- Chùa có khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất nước Việt Nam, với tổng cộng 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
- Quần thể chùa sở hữu giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
- Quần thể chùa có số lượng cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam gồm 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.
Kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính
Tiếp theo số kinh nghiệm cần biết khi ghé thăm chùa Bái Đính Ninh Bình,.
Cách di chuyển đến ngôi chùa Bái Đính
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 96km về phía Nam, thế nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Chùa Bái Đính bằng các loại phương tiện như xe máy, xe khách, hay tàu hỏa đều được cả.
- Xe khách: Hiện nay, từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, có thể đón các tuyến xe khách đi Ninh Bình để đến Chùa Bái Đính. Giá vé cho mỗi chuyến dao động từ 70.000đ đến 80.000đ/ người. Sau khi đến bến xe Ninh Bình, có thể tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc đi xe bus để đến được Chùa.
- Xe máy: Nếu muốn tiết kiệm chi phí đi lại cũng như chủ động hơn về mặt thời gian, vậy thì xe máy chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu di chuyển bằng xe máy, có thể đi theo Quốc lộ 1A đến khu vực trung tâm của thành phố Ninh Bình, sau đó đi theo bảng chỉ dẫn là sẽ đến được chùa.
- Tàu hỏa: Tàu hỏa là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn trong chuyến hành trình khám phá Ninh Bình nếu bạn dư dả về mặt thời gian. Bạn có thể đón tàu ở ga Hà Nội rồi đến ga Ninh Bình, sau đó đi bằng xe bus hoặc taxi để tới chùa Bái Đính. Giá vé cho một chuyến tàu dao động khoảng từ 120.000 đ tùy theo hạng ghế ngồi.
Thời gian đi du lịch chùa Bái Đính thích hợp nhất
Từ tháng 01 đến tháng 03 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng chính là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính – Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may & tham gia nhiều lễ hội lớn ở cả Tràng An lẫn Bái Đính. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên lượng khách tham quan tới đây rất đông đúc, dễ gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như là người không thích sự ồn ào, bon chen thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào khoảng thời gian khác trong năm.
Lưu ý khi đi chùa Bái Đính
- Bạn nên mang theo một đôi giày thể thao thật thoải mái thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của mình, cũng như tiện cho việc di chuyển bởi bạn sẽ phải leo núi, leo chùa khá nhiều đấy. Ngoài ra, nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo nên thoải mái không nên mặc bó sát, không thấm mồ hôi.
- Tại chùa Bái Đính có nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm cùng đặc sản hấp dẫn. Tuy nhiên giá trên núi trường cao hơn bên ngoài nhiều. Vì vậy nếu mua đặc sản về làm quà thì bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn.
- Dịp đầu xuân thường mưa phùn lất phất, nên đừng quên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng
- Nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa Bái Đình và quyên góp nhé. Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan chùa mà thay vào đó nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây.
Đi chùa Bái Đính nên sắm lễ gì?
Nếu bạn đến với chùa thành tâm mong muốn cầu sức khoẻ, may mắn, cầu tài lộc thì việc sắm lễ đi chùa sẽ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên lễ vật sẽ tùy theo lòng thành tâm và tùy hỷ củ người dâng lên đức Phật. Nhưng khi sắm lễ dâng lên Phật thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sắm lễ chay: hoa quả, xôi, hương (nhang). Tuyệt đối không mang cúng lễ mặn.
- Hoa tươi: có thể là hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, mẫu đơn hay hoa cúc,…không dùng hoa tạp, hoa dại hoặc những loại hoa có ý nghĩa không phù hợp.
- Khi sắm lễ dâng cửa Phật tuyệt đối không dâng vàng mã & tiền âm phủ.
- Các loại tiền thật nên quyên góp ở thùng công đức của chùa, không nên để lên bàn thờ Tam Bảo hay nhét vào Phật.
Lời kết
Trên đây là kinh nghiệm đi du lịch chùa Bái Đính – Ninh Bình đầy đủ từ A – Z mà Suối Nguồn Tình Thương tổng hợp được. Hãy lưu lại để khi có dịp đi du lịch bạn bè và gia đình để cùng nhau có chuyến đi thuận lợi và vui vẻ nhé.