Cứ mỗi độ xuân hay hè sang, du lịch chùa Hương vẫn giữ độ hot như vậy. Đặc biệt, lượt kiếm về ngôi chùa ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng chỉ trong thời gian rất ngắn. Vậy điều gì khiến cho ngôi chùa này luôn tạo được được sức hấp dẫn đối với du khách, để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ với khách Việt Nam mà cả với du khách quốc tế. Muốn giải mã được câu hỏi đó hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Sơ lược về chùa Hương
Chùa Hương được du khách gần xa là địa điểm du lịch tâm linh không chỉ đẹp mà còn linh thiêng. Nơi đây còn có tên là Hương Sơn hay Hương Tích, chùa gồm nhiều quần thể chùa lớn, nhỏ gắn với những câu chuyện truyền thuyết, linh thiêng riêng. Trong đó, nắm giữ phần trung tâm của quần thể kiến trúc chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Để hiểu hơn về ngôi chùa này, hãy tiếp tục tham khảo thông tin trong bài viết này nhé!
Vị trí chùa Hương ở đâu
Chùa Hương là địa điểm tâm linh tham quan được nhiều du khách lựa chọn. Không chỉ bởi cảnh sắc nơi đây với những kiến trúc đẹp, độc đáo mà còn bởi di chuyển vào chùa vô cùng thuận tiện và dễ dàng.
Hiện nay, chùa Hương tọa lạc tại ven bờ sông Đáy của xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Khác với chốn đô thị Hà Nội ồn ào, chùa mang đến cho du khách cảm giác thanh tịnh, an yên trong lòng để mọi người tịnh tâm cầu bình an, sức khỏe, may mắn cho bản thân, gia đình.
Lịch sử chùa Hương liệu bạn có biết
Đã nhiều lần ghé thăm chùa, nhưng có bao giờ du khách tự hỏi, chùa Hương có tự bao giờ chưa? Có lễ lịch sử của ngôi chùa cũng là một phần trong những yếu tố hấp dẫn du khách ghé thăm.
Ngôi chùa linh thiêng này được xây dựng vào cuối thế kỷ 17. Tuy nhiên, vào năm 1947, do ảnh hưởng của chiến tranh chống thực dân Pháp, ngôi chùa dường như bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1988, cố hòa thượng Thích Thanh Chân đã hướng dẫn và cho xây dựng lại ngôi chùa.
Mỗi lần nhắc đến Chùa Hương, có lẽ rằng không ai có thể quên về câu chuyện của công chúa Ba – tên thật là công chúa Diệu Thiện. Ngôi chùa này chính là nơi công chúa chọn làm địa điểm tu hành trong suốt 9 năm. Sau đó, đắc đạo thành phật đi cứu thế chúng sinh vào đúng ngày 19 tháng 2 ( âm lịch), tức ngày Phật Đản. Tương truyền rằng, công chúa chính là ứng thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó, nơi này đã đặt ban thờ tự của ngài.
Cách thức di chuyển đến được chùa Hương
Hiện nay, có rất nhiều phương tiện phục vụ du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về chùa Hương, có thể kể đến những phương tiện sau:
- Ô tô: Nếu du khách đến chùa, đây là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất, tuyến di chuyển này sẽ đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, đến nút giao Đồng Văn tiếp tục rẽ phải, đi thẳng theo quốc lộ 38 để đi sang chợ Dầu, ngôi chùa khang trang, linh thiêng ở ngay gần đó rồi nhé!
- Xe máy: đối với những ai thích tự do, khám phá, thường ưa chuộng phương tiện di chuyển này. Đối với những du khách tự đi xe máy, khi đến đường Nguyễn Trãi đi qua Hà Đông, đi thẳng để đến ngã ba Ba La thì rẽ trái, cứ đi đến Từ Triều là gần đến rồi nhé. Có thể hỏi người dân họ chỉ đường cho nhé!
Đó là cách thức mà du khách có thể đi từ tỉnh khác vào chùa Hương. Tuy nhiên, để khám phá được chùa, du khách phải đi đò vào tham quan nhé. Để đi đò, du khách hãy di chuyển đến bến Đục, sau một tiếng ngồi đò xuôi dòng suối Yến Vĩ, du khách có thể khám phá chùa Hương theo cách của riêng mình, hoặc lựa chọn đi cáp treo để lên chùa đều được.
Kiến trúc chùa Hương
Không giống với những ngôi chùa khác, chùa Hương mang một vẻ đẹp riêng, với diện tích đặc sắc cùng những lối kiến trúc riêng biệt. Toàn bộ du di tích linh thiêng bao gồm những hạng mục dưới đây:
- Chùa Trong: Xuôi dòng suối Yến từ bến Đục đi lên, du khách sẽ đến được với chùa Trong hay còn gọi là chùa Trò. Điều đặc biệt, chùa Trong có nguồn gốc từ những hang đá cổ tự nhiên. Vì vậy, khi vào hang động sẽ thấy cửa hang có khắc dòng chữ Hương tích động môn, phía bên trong vẫn còn lưu giữ bút tích bằng chữ Hán của chúa Trịnh Sâm với dòng chữ “ Nam thiên đệ nhị động”. Đường dẫn vào hang sẽ có 120 bậc đá mà du khách cần đi qua nếu muốn khám phá phía trong hang.
- Chùa Ngoài: Khác với chùa Trong, phần chùa ngoài gây ấn tượng với tam quan có khuôn viên rộng lớn được lát toàn bộ bằng gạch, có tháp chuông 3 tầng và kiến trúc cổ xưa với 2 trái đầu hồi xây lộ ra ở tầng trên cùng.
Đi chùa Hương tham quan những đâu?
đi du lịch chùa Hương liệu du khách đã biết được những địa điểm tham quan ý nghĩa, cảnh sắc hữu tình nên thơ nhất chưa. Nếu chưa hãy bỏ túi ngay những địa điểm không thể bỏ lỡ dưới đây để có được chuyến du lịch khám phá ý nghĩa nhất nhé!
Đền Trình chùa Hương
Đền trình hay còn được biết đến là đền Ngũ Nhạc Linh Từ. Ngôi đền này năm cách bến đò Yến Vĩ khoảng 500m, nằm bên phải đường khi du khách xuôi suối yến để khám phá chùa Thiên Trù cùng động Hương Tích. Cũng bởi thiên nhiên ưu ái lại thêm tiện đường hành trình tham quan, mà ngôi đền này là địa điểm không thể bỏ mỗi khi ghé chùa Hương.
Thêm một điểm độc đáo đó là, nơi đây được coi là nơi thờ tự của các vị sơn quân canh núi, giữ nhà. Do đó, nếu ai đã từng đến chùa chắc chắn phải ghé đền để trình báo trước khi vào chùa. Cũng bởi vậy, cái tên đền Trình ngày càng được nhiều du khách biết đến.
Đi Động Hương Tích
Địa điểm này được nhiều du khách ghé thăm và biết đến là nơi trung tâm của toàn bộ khu di tích chùa Hương. Với tổng độ cao lên đến 390m, nơi đây là địa điểm dừng chân lý tưởng của nhiều khách du lịch.
Cửa động được dựng vào năm 1927 bằng đá xanh, tương truyền rằng nơi đây chính là miệng của một con rồng lớn, còn phần lưỡi rồng chính là núi Đụn Gạo ngày nay. Khi vào đến động, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với những viên thạch nhũ với nhiều hình khối khác nhau. Trong đó có hình khối nhữ rủ xuống như chín con rồng. Sự lung linh cùng sự uy nghi tại đây chắc chắn là điều khiến du khách không thể bỏ lỡ.
Đến Đền Cửa Võng
Đền Cửa Võng hay còn gọi là đền Vân Song. Theo như từ thời cổ xưa, nơi đây chỉ có một ngôi miếu nhỏ do chính bà con nhân dân dựng lên để thờ bà Chúa Rừng. Bà Chúa được nhân dân nơi đây nhân dân tôn lên như một đấng siêu nhiên có thể hiện thân mang đến sự bình an, may mắn cho người dân mỗi khi đi vào rừng.
Với một vị trí khá đặc biệt, đề thì tại thượng trên cao, còn phía chân núi lại là một thung lũng sâu, nên khi nhìn từ trên cao xuống sẽ giống như hình một võng núi. Do đó, cái tên Đền Cửa Võng cũng từ đó mà xuất hiện. Đến chùa Hương hãy ghé thăm, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ nơi được ưu ái tại đây nhé!
Ghé Chùa Giải Oan kỳ bí
Được ghé thăm nhiều nhất với những điều kỳ bí nhất tại chùa Hương. Chùa còn có giếng nước trong gọi là thiên nhiên thanh trì hay giếng nước Long Tuyền. Phía ngay trước đền có suối chín nguồn có tên khác là suối giải oan.
Có thể du khách chưa biết. gần với chùa có động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi đây được tuyên truyền là có dấu chân của phật bà Quan Thế Âm. Mọi người thường truyền nhau rằng, nếu ai đó có những oan khuất không thể chia sẻ cùng ai cũng như chẳng thể giải thích thì có thể đến đây để giãi bày.
Khám phá Chùa Thiên Trù
Nằm trong công trình kiến trúc của chùa Hương, chùa Thiên Trù được xây dựng vào đời vua Lê Thánh Tông, ngay tại chân núi Lão. Sử sách có ghi chép lại, vào thời vua Lê Thánh Tông, trong một chuyến đi tuần về phương Nam có ghé qua núi Hương Sơn.
Nhà vua đã cho quân lính dừng chân thổi cơm và nghỉ ngơi tại thung lũng của vùng núi Lão này. Trong lúc nghỉ ngơi, nhà vua vốn thông thiên văn mới xem địa thế cho nơi đây và nhận thấy rằng : vùng đất này có chòm sao Thiên Trù, nên lấy tên đó đặt cho vùng đất này.
Tham quan động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn là một trong những hang động đẹp của khu kiến trúc chùa Hương. Động nằm ở lưng núi Thanh Long, có động Tam Quan nổi lên trên chừng núi. Ngay sau khi di chuyển vào bên trong động, du khách sẽ thấy có một tòa lâu đài thu nhỏ nguy nga, tráng lệ được dựng tựa vách núi khá độc đáo.
Tìm hiểu động Hinh Bồng
Khác với các địa điểm khác trong quần thể kiến trúc chùa Hương, đường vào động Hinh Bồng được đánh giá cao và dốc hơn các động khác. Nếu động Hương Tích được thu hút đông đảo nhất mang không khí có chút ngột ngạt, thì nơi đây được xem là thoáng đãng, dễ chịu hơn nhiều.
Lễ Hội Chùa Hương có gì gì hấp dẫn
Bật mí thêm cho du khách rằng, người có công đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương, phải nhắc đến công lao của chúa Trịnh Sâm. Vào tháng 3, năm 1770, tức năm Canh Dần, chúa Trịnh Sâm trong một lần đi tuần du trấn Sơn Nam, đã ghé vào dâng hương tại chùa Hương, kể từ ngày đó, mọi người bắt đầu kéo đến dân hương tại chùa ngày một đồng vào mỗi độ xuân tháng 3 cũng như đến đây để thưởng cảnh, thăm thú, tìm hiểu thêm nhiều điều mới lạ, kỳ bí có tại đây.
Lễ hội này được biết đến là lễ hội kéo dài nhất năm với thời gian diễn ra lễ hội là 3 tháng. Thời gian bắt đầu là từ mùng 6 tháng giêng cho đến hết tháng 3. Trong suốt khoảng thời gian đó, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động lớn nhỏ khác nhau từ dâng hương, lễ bái cho đến các chương trình văn nghệ. Mỗi hoạt động lại mang một màu sắc riêng mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Cần chú ý gì khi đi chùa Hương
Lễ hội hấp dẫn kéo dài là như vậy, nhưng khi đến du lịch chùa Hương, du khách cần chú ý một vài lưu ý sau để có chuyến du lịch ý nghĩa nhất nhé:
- Lựa chọn những trang phục phù hợp, kín đáo, thuận tiện trong quá trình di chuyển, nên chuẩn bị thêm mũ và áo nắng hoặc ô nhỏ kèm theo.
- Nên lựa chọn đi giày thể thao hoặc giày đế thấp để có thể di chuyển dễ dàng, di chuyển được nhiều địa điểm hơn, đặc biệt trong quá trình leo núi và các bậc đá,
- Có thể mang theo chút đồ ăn nhẹ để quá trình di chuyển đường dài có thể ăn chống đói, nhưng hãy lưu ý về vấn đề bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định nhé!
- Nếu du khách nào muốn chuẩn bị thêm đồ lễ thì có thể chuẩn bị: hương, trầu cau, hoa quả, bánh kẹo, rượu cúng và tiền lẻ để có thể chủ động dâng hương.
- Lượng khách du lịch về với chùa Hương vào dịp diễn ra lễ hội rất đông, du khách hãy cẩn thận và tự bảo quản đồ cá nhân một cách tốt nhất, tránh bị mất đồ.
Trên đây là toàn thông tin cơ bản và chi tiết nhất về chùa Hương cùng lễ hội nơi đây. Mong rằng với những thông tin trên, du khách khi tham quan địa điểm du lịch,địa điểm tâm linh này sẽ có những trải nghiệm thú vị nhất. Du lịch tâm linh, cầu bình an, may mắn, đừng bỏ lỡ địa điểm hấp dẫn, linh thiêng này nhé. Chúc du khách có chuyến đi vui vẻ!