Từ xưa đến nay, thờ cúng luôn đóng vai trò và vị trí quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Mỗi một năm sẽ có 12 ngày cúng rằm, mỗi ngày lại mang một ý nghĩa thờ cúng khác nhau. Trong đó 2 ngày cúng rằm được coi là 2 ngày quan trọng nhất năm, đó là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Vì vậy, thắp hương rằm tháng 7 cần những gì, cần lưu ý gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và mong muốn nhận được lời giải đáp cặn kẽ từ chuyên gia. Để tìm câu trả lời của câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được coi là ngày xá tội vong nhân. Hay gọi nôm na là ngày cúng cô hồn theo phong tục người Á Đông. Bên cạnh đó rằm tháng 7 còn biết đến là là ngày lễ Vu Lan, dịp con cái báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, là ngày những người con xa xứ tìm về cội nguồn quê hương. Đây cũng là ngày Tết Trung nguyên của của người Trung Quốc..
Theo dân gian lưu truyền, rằm tháng 7 được xem là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho các vong nhân. Vào ngày này, mọi linh hồn đều được thả lên dương thế vì thế mới có lễ cúng Cô hồn, được cúng vào buổi chiều. Mục đích là để các linh hồn không có nhà có cửa, không nơi nương tựa có chút đồ thờ cúng như đồ ăn, quần áo và có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cõi cực lạc an lành.
Phật Giáo lấy ngày này làm ngày lễ chính – ngày lễ Vu Lan được có khởi nguồn từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã dùng tấm lòng, ân đức vượt qua mọi khó khăn, thử thách cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Cũng bởi vậy, hàng năm Vu Lan trở thành dịp để con cháu tưởng nhớ công ông bà, tổ tiên những người có ơn sinh thành, dưỡng dục mình ở kiếp này & các kiếp trước.
Vì vậy, như 1 tục lệ cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi gia đình Việt trên khắp cả nước đều chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng. Một mâm cúng tổ tiên đặt ở bàn thờ, một mâm cúng chúng sanh – các vong hồn được ân xá đặt ngoài sân hè.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày giờ nào?
Để thực hiện thắp hương, cúng lễ rằm tháng 7 thì điều đầu tiên gia chủ cần phải biết tiến hành cúng vào ngày, giờ nào cho đúng. Thông thường việc cúng rằm trong các tháng khác sẽ thực hiện đúng vào ngày 15 hàng tháng. Tuy nhiên đối với ngày rằm tháng 7, quan niệm dân gian cho rằng không cần nhất thiết phải đúng chính xác ngày 15 mà có thể vào bất cứ ngày nào ở trong tháng 7, miễn trước ngày 15 là được.
Bởi vì, theo dân gian tương truyền rằng, sau 12 giờ đêm ngày 14/07 Diêm Vương sẽ chính thức đóng cánh cửa địa ngục & bắt buộc các linh hồn phải trở về địa ngục, chốn chốn. đầy ải của âm thế trước giờ này. Nếu không sẽ khó có thể siêu thoát, về cõi an lạc.
Ngoài ra, khi thắp hương rằm tháng 7 quý vị cũng cần phải chú ý đến khung giờ làm lễ. Mọi nhà thường thắp hương cúng lễ vào lúc giữa trưa hoặc buổi chiều tối , vì đây là lúc mà các vong linh được hoạt động tự do và tồn tại nhiều nhất. Lúc này họ có thể thưởng thức đồ ăn, đèn hương, rượu nến hay bánh kẹo,… giúp họ cảm thấy ấm áp & an vui hơn phần nào. Cùng với đó là lời cầu chúc bình an, hạnh phúc yên ấm cho mọi người, mọi nhà.
Thắp hương rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì?
Theo dân gian lưu truyền, vào dịp rằm tháng 7, mọi vong hồn sẽ được thả về nhân giới. Khi đó người dân thường thắp các nén hương thơm tưởng nhớ đến người thân đã khuất và chuẩn bị mâm cúng thiết đãi các vong hồn chưa siêu thoát được. Vì thế mà rằm tháng 7 còn được gọi với cái tên khác là Lễ Vu Lan (tưởng nhớ đến cha mẹ) hoặc gọi là ngày Xá tội vong nhân (Cô hồn).
Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng 7 sẽ gồm các lễ như:
- Cúng phật.
- Cúng gia tiên.
- Cúng thí thực cô hồn & cúng phóng sinh.
Mâm cúng Phật ngày Rằm tháng 7
Đối với lễ cúng Phật thì quý vị cần chuẩn bị 1 mâm cơm chay hoặc 1 mâm ngũ quả đơn giản để cúng, và nên cúng Phật vào ban ngày. Sau khi thực hiện nghi lễ thắp hương cúng Phật, gia đình sẽ được thụ lộc ngay tại nhà.
Lễ cúng Phật thường chuẩn bị như sau:
- Hương: Những loại hương đốt có hương thơm.
- Hoa: Hoa tươi lễ Phật thường có: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu… Không dùng những loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng bảy.
- Trà: Nước trà tỏa hương của 06 vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt , cũng là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
- Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 02 quả hay 04 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, còn quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng làm bàn thờ thành chỗ cất đồ).
- Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày luôn cả xôi chè để cúng.
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật ngày rằm được đặt ở nơi cao nhất.
Mâm cúng: 1 mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả, bó hoa, đèn cầy, nhang, ……. để cúng tại nhà.
Mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ chuẩn bị cúng gia tiên khác nhau. Đồng thời, 1 mâm cúng rằm tháng 7 có những gì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, văn hóa gia đình đó. Gia chủ có thể tùy ý chọn các món mặn hoặc món chay hoặc theo set.
Mâm cỗ cúng gia tiên sẽ bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có 1 mâm cơm, có thể là món mặn, hoặc có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường xôi gấc, gà luộc, một số món xào, canh), tiền vàng & cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, áo bào, giày dép, cung điện, ngựa, vật dụng trang sức… để cho người cõi âm có được 1 cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng gia tiên sẽ đặt dưới lễ cúng Phật
Lưu ý: Nếu bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên thì gi chủ không cúng mọn mặn, chỉ chúng món chay
Mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng bao gồm:
- Muối, gạo mỗi thứ 1 dĩa.
- Cháo trắng nấu loãng (cho vào 12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt (3 vắt)
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng thì từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh thì từ 20 đến 50 bộ).
- Bắp rang, ngô, sắn luộc, khoai lang, …
- Mía (để nguyên vỏ, chặt từng khúc nhỏ độ dài khoảng 15 cm).
- Kẹo, bánh, tiền mặt (tiền thật, nhiều loại mệnh giá).
- 03 ly nước nhỏ, 03 cây nhang, 02 cây nến.
- Muối & gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường nhằm mang ý nghĩa tiễn cô hồn.
Vị trí đặt lễ: Mâm cúng cô hồn nên đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của nhà. Và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/07 hoặc 15/07 (âm lịch).
Chú ý: Không cúng xôi và gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 04 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây hương. Bày lễ và cúng ở ngoài trời.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại mộ
Mâm cúng tại mộ được sắm thành 2 lễ: Một lễ cúng thần linh và một lễ cúng vong linh của gia đình & thí thực cô hồn cùng một lễ:
- Sắm lễ cúng thần linh: gồm Nến, hoa, quả, xôi và nước (số lượng tùy duyên).
- Sắm lễ cúng vong linh của gia đình & thí thực cô hồn: gồm Nến, hoa, quả, xôi, bánh kẹo, , khoai, ngô, nước… (số lượng tùy duyên).
Hoa quả thắp hương rằm tháng 7
Đối với thắp hương rằng tháng 7, gia chủ nên sử dụng loại hoa có mùi thơm dịu nhẹ cũng như màu sắc tươi tắn, hài hào. Ngoài bông cúc trắng, vàng, quý vị nên lựa chọn sắc đỏ như hoa mẫu đơn hay hoa thủy tiên,…để trưng lên bàn thờ gia tiên & bàn thờ Phật. Việc lựa chọn hoa thể hiện sự khéo léo của gia chủ & lòng thành đối với những người đã khuất.
Mâm cỗ cúng quan trọng nhất là lòng thành của mình. Tuỳ vào từng gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình lại cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất có thể thanh tịnh. Nhưng cũng có nhiều người vẫn cúng mặn, nhìn chung là không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể nào, mà nên “tuỳ tiền biện lễ”.
Những lưu ý khi thắp hương rằm tháng 7
Một số ý kiến cho rằng, cách thắp hương rằm tháng 7 cũng tương tự như các dịp cúng bái khác trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế lại có khá nhiều điểm khác biệt khi thờ cúng, thắm hương rằm tháng 7 âm lịch mà gia chủ cần lưu ý để cúng bái đúng cách và thể hiện sự thành kính nhất.
- Khi thắp hương, mâm lễ cúng Phật, thần linh và cúng gia tiên sẽ được thực hiện trong nhà; mâm cúng chúng sinh (cúng Cô Hồn) sẽ đặt ở ngoài trời tránh hướng cửa chính ngôi nhà.
- Mâm cúng Phật phải đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ rồi mới đến mâm cúng thần linh & gia tiên.
- Người thực hiện nghi lễ thờ cúng phải ăn bận quần áo, tóc tai chỉnh tề để bày tỏ sự kính trọng, nghiêm túc.
- Khi cúng bái gia chủ phải đọc đúng bài khấn thắp hương rằm tháng Bảy cho từng nghi lễ, tránh đọc sai hay đọc nhầm khi làm lễ cúng.
- Đồ vàng mã dâng lên khi thờ cúng, phải ghi rõ họ tên người nhận để tránh nhầm lẫn với các vong hồn vất vưởng. Khi hóa vàng gia chủ cũng đọc rõ những món đồ hóa đó cho người nhận.
- Muối, gạo sau khi cúng xong nên rắc từ trong nhà rắc ra ngoài sân, vỉa hè hoặc ra ngoài ngõ. Tuyệt đối, không rắc ngược lại, vì như vậy sẽ thu hút các vong hồn vất vưởng vào nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
- Khi cúng bái xong xuôi, nhang đã tàn thì cho trẻ con đến “giật cô hồn”, lấy hết bánh kẹo, tiền lẻ,… là điều nên làm. Nếu trong quá trình bái cúng chưa xong mà đã có người đến giật đồ ăn, bánh trái, hoa quả… thì tốt nhất gia chủ không nên níu kéo. Vì có nhiều ý kiến cho rằng nếu cố tình lấy lại thì gia đình gia chủ sẽ gặp vận xui đeo bám. Và đặc biệt, nếu như có người đến giật đồ cúng trước khi nhang tàn, thì đó chính là dấu hiệu của may mắn, điềm lành cho gia đình.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đây của Suối Nguồn Tình Thương đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa ngày rằm tháng 7 và thắp hương rằm tháng 7 cần những gì, cách chuẩn bị mâm lễ cúng sao cho chuẩn nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận ở phía dưới bài viết.