Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh vô cùng phổ biến được truyền tụng hằng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở Việt Nam
Phật A Di Đà là vị Đức Phật được tôn kính và thờ tự nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài mang ý nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang (có nghĩa là hào quang trí tuệ chiếu khắp thế giới) hay Vô lượng công đức. Phật A Di Đà đã xuất hiện từ rất lâu, trước cả Đức Thích Ca.
Ông phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh. Trong đó, đại nguyện lớn nhất của Ngài là sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hoá thế giới và biến nó trở thành một vương quốc thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Bất cứ chúng sinh nào hướng niệm đến Ngài đều sẽ được tiếp dẫn để vãng sanh ở đó. Sau này, Ngài hoàn thành đại nguyện và trở thành Đức Phật A Di Đà. Còn thế giới tịnh hóa của Ngài vẫn thường được Phật tử hình dung là chốn Tây phương cực lạc.
Nguồn gốc Kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì – vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì – vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản Kinh người viết dùng làm tư liệu tham khảo ở đây là bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, một trong toàn tập Tịnh Độ dịch từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch.
Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur – Dhyàna Sutra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy.
Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà.
Cả hai giáo pháp cuối cùng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: “Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà”. Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do Đức Thế Tôn thuyết. (Các tông phái đạo Phật, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329).
Ý nghĩa của kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà là kinh khen ngợi công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh này chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”
Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung. Còn gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang, hay pháp giới tạng thân.
Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma – kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga – kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật “giáng hạ thế gian”. Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.
Nghi thức tụng kinh A Di Đà
CÚNG HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác.
[Xá rồi đọc tiếp bài kỳ nguyện]
TÁN THÁN PHẬT
Đấng Pháp Vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sinh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo. [1 lạy]
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo Chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ Tát.[1 lạy]
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Aâm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát. [1 lạy]
TÁN LƯ HƯƠNG
Kim lư vừa bén chiên đàn
Khắp xông pháp giới đạo tràng mườiphương
Hiện thành mây báu kiết tường
Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền
Pháp thân toàn thể hiện tiền
Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.
Nam mô hương vân cái Bồ Tát [3 lần]
CHÚ ĐẠI BI
Nam Mô Đại Bi Hội thượng Phật Bồ Tát. [3 lần]
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật [3 lần]
NGHI THỨC SÁM HỐI
[Dùng ba nghiệp thân khẩu ý, thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối. Sám hối tức là làm cho ba nghiệp thanh tịnh.]
[Qùy, tay cầm hương cúng dường phát nguyện]
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng dường tất cả Phật
Tôn Pháp, các Bồ Tát,
Vô biên chúng Thanh Văn
Và cả thảy Thánh Hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô biên cõi,
Khắp xông các chúng sinh
Đều phát lòng Bồ Đề,
Xa lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo vô thượng.
[Cắm hương, lạy 1 lạy]
[Đứng chắp tay, xướng]
Sắc thân Như Lai đẹp
Trong đời không ai bằng
Không sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên nay con đảnh lễ.
Sắc thân Phật vô tận
Trí huệ Phật cũng thế,
Tất cả pháp thường trú
Cho nên con về nương.
Sức trí lớn nguyện lớn
Khắp độ chúng quần sanh,
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh kia nước mát vui.
Con nay sạch ba nghiệp
Quy y và lễ tán
Nguyện cùng các chúng sanh
Đồng sanh nước An Lạc.
Án phạ nhựt ra vật [7 lần].
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Thường tịch quang tịnh độ
A Di Đà Như Lai
Pháp thân mầu thanh tịnh
Khắp pháp giới chư Phật. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Thật báo trang nghiêm độ
A Di Đà Như Lai
Thân tướng hải vi trần
Khắp pháp giới chư Phật. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Phương tiện thánh cư độ
A Di Đà Như Lai
Thân trang nghiêm giải thoát
Khắp pháp giới chư Phật. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
A Di Đà Như Lai
Thân căn giới Đại Thừa
Khắp pháp giới chư Phật. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
A Di Đà Như Lai
Thân hóa đến mười phương
Khắp pháp giới chư Phật. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
Giáo hạnh lý ba kinh
Tột nói bày y chánh
Khắp pháp giới Tôn Pháp. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
Quán Thế Aâm Bồ Tát
Thân tử kim muôn ức
Khắp pháp giới Bồ Tát. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
Đại Thế Chí Bồ tát
Thân trí sáng vô biên
Khắp pháp giới Bồ Tát. [1 lạy]
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Cõi An Lạc phương Tây
Thanh tịnh đại hải chúng
Thân hai nghiêm: Phước, Trí
Khắp pháp giới Thánh Chúng. [1 lạy]
[Đứng chắp tay, nguyện:]
Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) nên qui mạng (2) sám hối (3).
[1 lạy, qùy, chắp tay sám hối]
Chí tâm sám hối:
Đệ tử … và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô lượng vô biên, nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong, chiếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư không.
Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6), trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. Kinh rằng: Đức Tỳ Lô Giá La thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường Tịch Quang, cho nên phải biết cảø thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ, lại theo giòng vô minh vì thế trong trí Bồ Đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ, ăn năn phụng đối trước các đức Phật và A Di Đà Thế Tôn mà phát lồ (7) sám hối, làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.
Đệ tử sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm tịnh độ, khắp với chúng sinh, đồng sanh về nước An dưỡng.
Nguyện đức A Di Đà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tăng tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh độ, đến giờ lâm chung, thân an lành, niệm chánh vững vàng, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A Di Đà cùng các Thánh Chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảnh sát na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ Tát, rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Đệ tử sám hối phát nguyện rồi quy mạng đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi, A Di Đà Như Lai, biến pháp giới Tam Bảo. [1 lạy]
[Lạy xong tiếp nghi thức tụng kinh.]
NGHI THỨC TRÌ TỤNG
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngút chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muông ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma Ha Tát. [3 lần]
CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Án Lam [7 lần]
CHƠN NGÔN TỊNH BA NGHIỆP:
Tu rị Tu rị ma ha Tu rị Tu rị ta bà ha. [3 lần]
CHƠN NGÔN PHỒ CÚNG DƯỜNG:
Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. [3 lần]
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN:
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo [3 lần]
Lạy đấng tam giới tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh A Di Đà
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cưú khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ đề tâm
Khi mãn báo thân này
Sanh qua cõi Cực lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật [3 lần]
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật, Bồ Tát Ma Ha tát [3 lần]
PHẬT NÓI
KINH A DI ĐÀ
Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch.
KỲ VIÊN ĐẠI HỘI (3)
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:
Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Na-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế.
Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát. cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội (4)
Y BÁO CHÁNH BÁO
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
Y BÁO TRANG NGHIÊM (5)
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. (6)
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bẩy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bẩy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la.
Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá-Lợi-Phất! Oâng chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?
Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. [10]
Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí dụ như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG THÙ THẮNG
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà. [11]
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.
Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.
Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. [12]
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.
Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. [13]
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
SÁU PHƯƠNG PHẬT ĐỔNG KHUYÊN TIN
Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Aâm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Aâm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Aâm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
THUYẾT KINH BẤT KHÓ
Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.
Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! [15]
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra.
PHẬT NÓI KINH A DI ĐÀ
BỒ KHUYẾT CHƠN NGÔN
Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, a bát ra đế, yết đa chiết, chiết nại di. Aùn, kê di kê di, đát tháp cát tháp nẫm, mạt ngõa sơn đính, bát ra đeá, ô đát ma đát ma, đát tháp cát tháp nẫm, mạt ngõa hồng phấn tóa ha [7 lần]
Nam mô Hoa-Tạng Giáo Chủ Tỳ-Lô Giá-Na Phật [3 lần]
BỒ KHUYẾT TÂM KINH
Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh
Quán-Tự-Tại Bồ Tát hành thâm Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề tát đỏa y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa cố, đắc a-nậu đa-la tam-miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng-đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thật bất hư.
Cố thuyết Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa chú. Tức thuyết chú viết:
“Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la- tăng yếr-đế, bồ đề tát-bà-ha”. [3 lần]
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN
Nam mô A Di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, a di rị đa, tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị già già na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. [3 lần]
Khể thủ Tây Phương An Lạc quốc
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp giới chúng sanh cầu ư chư Phật, nhứt thừa vô thượng bồ đề đạo cố, chuyên tâm trì niệm A Di Đà Phật vạn đức hồng danh kỳ sanh Tịnh Độ. Duy nguyện Từ phụ A Di Đà Phật ai lân nhiếp thọ từ bi gia hộ.
A Di Đà thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang Trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam Mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật [niệm 10, 20, 30 câu, tùy ý]
Nam mô Quán Thế Aâm Bồ tát [10 niệm]
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát [10 niệm]
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát [10 niệm]
Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ Tát. [10 niệm]
Phúng kinh công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
Thế thế thường hành Bồ tát đạo.
Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung,
Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhất thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cọng thành Phật đạo.
TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm [1 lạy]
Tự quy Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải [1 lạy]
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. [1 lạy]
HỔI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sinh,
Đều trọn thành Phật đạo.
THÍCH NGHĨA SÁM PHÁP
- Phiền não, nghiệp nhân và quả báo, ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi là “Ba món chướng”.
- Đem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng, chính là nghĩa của hai chữ “Nam Mô”.
- Nói đủ là Sám-Ma hối quá. “Sám-Ma” là tiếng Phạn, nghĩa là “hối quá” tức là ăn năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.
- Nhãn, Nhĩ, Thiệt, Thân, Ý tức sáu căn và ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý.
- Giết cha, giết mẹ, giết Thánh nhân, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, gọi là năm tội nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-Gián nên gọi là tội Vô-Gián. Ngục Vô-Gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.
- A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, các đường đó vui ít, khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.
- Bày lộ tội lỗi ra trước chúnh nhân, không chút giấu che, thời gọi là phát lồ, trái với phú tàng tức che giấu. Có phát lồ thời tội mới tiêu, như bệnh cảm mà đặng phát hạn [ra mồ hôi].THÍCH NGHĨA A DI ĐÀ KINH
- Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Đà Phật.
- Triều-Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là tần nên gọi là Diệu Tần. Bự thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.
- Ong Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội vể ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.
- A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. – Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bật-Hưu-TưÙc Bồ Tát – Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.
- – Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao vườn v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. – Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..
- Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ.. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.
KHỒ Ở CÕI TA BÀ
Tam Khổ:
- Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..
- Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.
- Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.
Bát Khổ:
- Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.
- Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đần bạc..
- Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.
- Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút..
- Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong..
- Aùi biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.
- Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ..
- Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.
VUI Ở CỰC LẠC
Tam Lạc:
- Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện.
- Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt.
- Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động.
Bát lạc:
- Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..
- Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu.
- Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu.
- Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt.
- Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên.
- Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..
- Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..
- Vô ngũ ấm sanh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..
Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cưc Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cưc Lạc.
- Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. – Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.
- Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi cực lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. – Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc:trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.
- Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng. Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.
- Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạonhư cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. Ở trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.
- Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượbg quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.
- A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện ay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.
- Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Aâm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quangđến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. – Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.
- Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín 9tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.
- Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Aán Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.
- Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?
- Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].
- Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.
- Ngũ Trựơc: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo. (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín. (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu nãi, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.
- Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dạy.
- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
- Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
- Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
- Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
- Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.
- Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
- Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xả.
BỞI VẬY ĐỨC PHẬT DẠY:
- Lấy bệnh khổ làm thuốc thần
- Lấy hoạn nạn làm giải thoát
- Lấy khúc mắc làm thú vị
- Lấy ma quân làm bạn đạo
- Lấy khó khăn làm thích thú
- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
- Lấy người chống đối làm nơi gia du
- Coi thi ân như đôi dép bỏ
- Lây sự xả lợi làm vinh hoa
- Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.
Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Đức Thế Tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong sự trở ngại, như Ương -Quật hành hung, Đề-Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại laị làm sự tác thành cho ta?
Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự tri73 ngại, nên khi trở ngại áp đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!
Luận Bảo Vương Tam Muội
PHẬT NGÔN
Sau khi ta nhập Niết bàn, các con hãy lấy Giới Luật của Ta làm Thầy. Giới Luật còn là Ta còn vậy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn
Xin nguyện đem công đức ấn tống kinh này hồi hướng cho Nhứt Thiết Pháp Giới Chúng Sanh Đồng Văn Phật Giáo, Đồng Kiến Phật Kinh, Đồng Ngộ Phật Tâm, Đồng Thành Phật Đạo.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.